<< Chapter < Page
  Hệ thống máy và thiết bị lạnh     Page 8 / 16
Chapter >> Page >

Bảo quản diboran B2H6 lỏng thuận lợi hơn sau khi hoá lỏng ở áp suất 8,5 bar và nhiệt độ -60oC.

2. Khí hoá lỏng. Hoá lỏng, lưu giữ và vận chuyển khí đốt thiên nhiên hoặc khí mỏ thuộc về lĩnh vực kỹ thuật cryô, ở đây chỉ điểm qua ngắn gọn.

Khí thiên nhiên chủ yếu là mê tan, sôi ở -161oC và có nhiệt lượng lớn hơn hẳn khí thành phố. Vì không để lại cặn khi cháy, khí thiên nhiên được coi là nhiên liệu rất thích hợp cho các động cơ đốt trong. Các nguồn khí mỏ được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới. Từ nơi khai thác trên biển, khí mỏ được đưa vào đất liền đến các nới tiêu thụ bằng đường ống. Để vận chuyển bằng đường biển khí cần được hoá lỏng nhờ làm lạnh.

Do khí thiên nhiên có áp suất rất cao khi khai thác từ các mũi khoan nên có thể dãn nở trong ống xoắn để sản xuất lạnh mà không tốn kém gì.

Có nhiều phương pháp hoá lỏng khí thiên nhiên. Phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất là phương pháp làm lạnh nhờ các máy ghép tầng, trong đó các cấp trên môi chất lạnh là etylen và propan. Có thể sử dụng các phương pháp làm lạnh gián tiếp để hoá lỏng khí thiên nhiên. Một trong những phương pháp làm lạnh gián tiếp là nén khí lên trên áp suất tới hạn sau đó đưa vào làm lạnh gián tiếp bằng môi chất lạnh, ví dụ như êtan. Sau đó khí được dãn nở và một phần khí được hoá lỏng. Hình 1-2 giới thiệu chu trình hoá lỏng khí thiên nhiên bằng máy lạnh ghép tầng.

Chu trình cổ điển thông dụng (hình 1-2a) có nhược điểm là quá nhiều thiết bị với nhiều loại máy nén, thiết bị trao đổi nhiệt, đường ống vv... làm cho công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa gặp khó khăn, đặc biệt khi tải dao động và việc hút hơi lạnh về máy nén. Công việc tự động hoá cũng gặp khó khăn.

1-Khí thiên nhiên vào; 2- Máy nén khí thiên nhiên; 3- Máy nén lạnh; 4- Máy nén lạnh hỗn hợp môi chất; 5- Bình ngưng; 6- Thiết bị trao đổi nhiệt; 7- Van tiết lưu

Hình 1-2: Chu trình ghép tầng hoá lỏng khí thiên nhiên

Một giải pháp tích cực là ứng dụng hỗn hợp môi chất lạnh được viết tắt là phương pháp ARC (Auto-Refrigerated Cascade). Hỗn hợp môi chất lạnh gồm nitơ, mêtan, êtan, propan và butan được nén trong máy nén 4 và được hoá lỏng theo thứ tự từng thành phần. Bằng cách tiết lưu và cho bay hơi từng thành phần đó khí thiên nhiên được làm lạnh dần đến 120oK rồi hoá lỏng một phần khi qua tiết lưu 7. Hiện nay nhiều nhà máy hoá lỏng khí thiên nhiên có năng suất rất lớn làm việc theo phương pháp ARC này. Ví dụ nhà máy hoá lỏng khí Badak (Inđônêxia) có năng suất 250.000m3 tiêu chuẩn trong một giờ và nhà máy hoá lỏng Arzew (Angiêri) có năng suất 1.200.000 m3/h.

Khí thiên nhiên hoá lỏng được ký hiệu là LNG (Liquefied Natural Gas) có nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển khoảng -160oC, bởi vậy khí hoá lỏng cần được chứa và vận chuyển trong các bình cách nhiệt tốt. Người ta đã bảo quản khí hoá lỏng trong nền đất đông cứng. Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả kinh tế. Bình chứa đặt trong nền đất đông cứng đã sử dụng có sức chứa lên tới 40.000 m3.

Khí hoá lỏng từ dầu thô LPG (Liquefied Petroleum Gas) có nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển cao hơn nhiều. Khí PLG là sản phẩm thu được khi chế biến dầu thô và bao gồm chủ yếu các thành phần propan, n-butan và isobutan. Các chất này là thể khí ở nhiệt độ môi trường nhưng chỉ cần nén lên áp suất vừa phải là chúng đã hoá lỏng vì nhiệt độ tới hạn của chúng lớn hơn nhiệt độ môi trường nhiều.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống máy và thiết bị lạnh. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10841/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống máy và thiết bị lạnh' conversation and receive update notifications?

Ask