<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Câu hỏi ôn tập

1. Cho biết nguồn thông tin cung cấp để các nhà nghiên cứu phát minh ra sản phẩm.

2. Hãy nêu những nội dung và hình thức của công tác tổ chức thiết kế sản phẩm và công nghệ.

3. Hãy cho biết qui trình phát triển sản phẩm mới.

4. Cho biết cách thức thay đổi năng lực sản xuất trong điều kiện khả năng thấp hoặc cao hơn so với nhu cầu thị trường.

5. Bạn hãy tự chọn một sản phẩm nào đó mà bạn thích, hãy cho biết ý tưởng của bạn khi phát triển sản phẩm đó.

6. Bạn hãy tìm một sản phẩm có khuyết tật (khuyết tật thể hiện rõ hoặc là có chi tiết hay bộ phận của sản phẩm đó dễ bị hư hỏng). Theo bạn, để khắc phục khuyết tật đó thì làm cách nào?

Công thức áp dụng.

 Dùng hàm chi phí bậc nhất để xác định.

Y = ax + b

Với:a - Biến phí / sản phẩm.

b - Chi phí cố định.

x - Lượng sản phẩm.

− Xác định hàm chi phí cho từng chỉ tiêu mong muốn như: nên sử dụng loại qui trình sản xuất nào; nên chọn địa điểm nào để xây dựng nhà máy, kho hàng...

− Dựa trên hàm chi phí để xác định sản lượng chung của từng cặp đường chi phí làm cơ sở quyết định mục tiêu.

 Phân tích sơ đồ cây.

- Liệt kê tất cả các phương án có khả năng.

- Xác định các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc ra quyết định

- Xác định thu nhập - chi phí - lợi nhuận của từng phương án.

- Vẽ cây quyết định từ hiện tại đến tương lai.

- Dùng chỉ tiêu giá trị mong đợi để so sánh các phương án.

Ci - Giá trị mong đợi nhánh iPi - Khả năng (xác suất) xảy ra nhánh iGk - Giá trị mong đợi tại nút k G k = i = 1 n C i P i size 12{G rSub { size 8{k} } = Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{n} } {C rSub { size 8{i} } *P rSub { size 8{i} } } } {}

- Chọn ra nhánh có giá trị mong đợi tốt nhất

G = max G k size 12{G="max" left lbrace G rSub { size 8{k} } right rbrace } {} hoặc G = min G k size 12{G="min" left lbrace G rSub { size 8{k} } right rbrace } {} k=1,2,...,n

Bài tập có lời giải.

Bài 1: Ông J đang nghiên cứu về năng lực sản xuất của công ty. Vấn đề là nhà máy không đủ khả năng sản xuất và nó trở nên quan trọng hơn nếu năng lực sản xuất không được tăng cường. Ông J đang ước lượng 2 khả năng cho việc giải quyết vấn đề năng lực sản xuất này (đơn vị tính: 10.000đồng).

Chỉ tiêu Qui trình tự động Qui trình thủ công
Chi phí cố định hàng năm 690.000 269.000
Chi phí biến đổi/đơn vị 29,50 31,69
Số lượng sản xuất hàngnăm ước lượng: năm thứ 1 152.000 152.000
năm thứ 5 190.000 190.000
năm thứ 10 225.000 225.000

a. Qui trình nào có chi phí thấp nhất ở năm thứ 1, năm thứ 5 và năm thứ 10?

b. Chi phí biến đổi trên đơn vị của qui trình tự động trong năm thứ 5 phải là bao nhiêu để bù cho chi phí cố định hàng năm tăng thêm của qui trình tự động so với qui trình thủ công.

Lời giải

a. Dựa vào bảng số liệu trên, ta xác định được hàm chi phí của qui trình tự động và qui trình thủ công như sau:

- Hàm chi phí qui trình tự động: Y1 = 29,50x + 690.000

- Hàm chi phí qui trình thủ công:Y2 = 31,69x + 269.000

Dựa vào 2 hàm chi phí ta xác định được lượng sản phẩm mà chi phí tại đó không phân biệt sản xuất bằng qui trình tự động hay bằng qui trình thủ công.

Khi đó:Y1 = Y2  29,5x + 690.000 = 31,69x + 269.000

  • x = 192.237 sản phẩm;
  • Y1 = Y2 = 6.360.991,5

Theo đồ thị ta thấy qui trình thủ công có chi phí thấp nhất ở năm thứ 1, năm thứ 5. Năm thứ 10 thì qui trình tự động có chi phí thấp hơn.

b. Gọi c là lượng giảm chi phí biến đổi trên 1 sản phẩm của qui trình tự động ở năm thứ năm.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương. OpenStax CNX. Aug 06, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10881/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?

Ask