<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Thí nghiệm của Niconorov đánh cá trích bằng bơm hút ở độ sâu 8,5m với độ trong từ (0,4 - 2,2) m, trong thời gian 2 giờ 20 phút, cho thấy sản lượng như sau (Bảng 10.1):

Bảng 10.1 - Quan hệ giữa sản lượng theo độ trong của nước
Độ trong (m) 0,4 - 0,6 1,1 - 1,9  2,1
Sản lượng (Tạ) 0,35 1,6 14,7

Cũng qua thí nghiệm, người ta đã xây dựng được mối quan hệ giữa sản lượng đánh bắt và độ trong của nước theo công thức sau.

Q 2 Q 1 = Z 2 3 Z 1 3 size 12{ { {Q rSub { size 8{2} } } over {Q rSub { size 8{1} } } } = { {Z rSub { size 8{2} } rSup { size 8{3} } } over {Z rSub { size 8{1} } rSup { size 8{3} } } } } {}

Trong đó: Q 1 là sản lượng cá ứng với độ trong Z1.

Q2 là sản lượng cá ứng với độ trong Z2.

Thí dụ, nếu vùng A có Z1 = 2 m và vùng B có Z2 = 10 m, thì sản lượng 2 vùng chênh lệch nhau là: Q 2 = Q 1 . Z 2 3 Z 1 3 = Q 1 . 10 3 2 3 = 125 size 12{Q rSub { size 8{2} } =Q rSub { size 8{1} } "." { {Z rSub { size 8{2} } rSup { size 8{3} } } over {Z rSub { size 8{1} } rSup { size 8{3} } } } =Q rSub { size 8{1} } "." { {"10" rSup { size 8{3} } } over {2 rSup { size 8{3} } } } ="125"} {} lần Q1.

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tập tính cá trong vùng sáng

Nhiệt độ nước có ảnh hưởng đến tập tính cá trong vùng sáng. Người ta nhận thấy đa số cá nổi (sống tầng mặt) là loài thích nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho đa số loài là từ (6-28)oC, cụ thể là:

Cá trích thường tập trung ở tầng nước có nhiệt độ từ (16,6 - 26)oC.

Cá thu đao thường tập trung ở vùng nước có nhiệt độ từ (14 - 18)oC.

Cá nục, cá cơm thường tập trung ở vùng nước có nhiệt độ từ (8 - 10)oC.

Ngoài ra người ta còn thấy rằng, khi nhiệt độ thay đổi thì sự tập trung của cá quanh vùng sáng cũng biến động theo. Chẳng hạn, vào mùa hè và mùa thu cá thu đao thường thích sống ở tầng mặt, tập trung ở những nơi có bóng râm, nước mát. Nhưng vào mùa này thí cá trích lại thích tập trung ở độ sâu từ (20-45) m, nơi có nhiệt độ thích ứng là (8-12)oC.

Đặc biệt, cá nục vào mùa đông lại thích tập trung thành đàn lớn ở độ sâu khoảng (30-40) m nước, nơi có nhiệt độ từ (8-10)oC.

Cá cơm và một số loài cá khác, ở giai đoạn nhỏ thường có khả năng thích nghi với sự biến động của nhiệt độ hơn cá trưởng thành, chúng có thể sống cả tầng mặt và tầng đáy.

Người ta nhận thấy ở những tầng nước nếu có sự biến động đột ngột về nhiệt độ thì cá trích không thích đến gần nguồn sáng, nhưng nếu nguồn sáng hạ thấp dần xuống sâu thì cá trích lại bơi theo nguồn sáng. Nhưng nếu tiếp tục hạ nguồn sáng xuống nữa đến nơi mà nhiệt độ không còn thích hợp chúng sẽ rời bỏ nguồn sáng.

  • Ảnh hưởng của dòng chảy và độ trôi dạt của tàu đến sự tập trung của cá quanh vùng sáng

Tốc độ dòng chảy và sự trôi dạt của tàu có ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh vùng sáng. Người ta nhận thấy rằng, cá thường tập trung ở những vùng nước tương đối yên tĩnh, dòng chảy yếu và có nhiều thức ăn.

Người ta cũng nhận thấy, nếu ở khu vực chiếu sáng mà có tốc độ dòng chảy mạnh sẽ làm cho cá khó bám vào nguồn sáng. Người ta chứng minh được rằng, nếu tốc độ dòng chảy lớn hơn 0,35 m/s, thì hầu như ánh sáng không thể quyến rũ cá trích đến với nguồn sáng.

Độ trôi dạt của tàu cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng. Khi tàu bị trôi dạt, nguồn sáng cũng bị trôi theo. Điều này sẽ gây khó khăn cho cá bám nguồn sáng, bởi nguồn sáng sẽ trôi dần ra khỏi khu vực sống thích hợp cho nó, cá không thể bám mãi theo nguồn sáng được. Thí nghiệm cho thấy, nếu độ trôi dạt là 0,07 m/s thì sản lượng khai thác sẽ giảm 23%.

  • Sự ảnh hưởng của sóng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask