<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Nguyên lý đánh bắt

“Lưới đáy đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá. Cá bị lùa vào lưới dưới tác dụng của dòng chảy và bị giữ lại ở đụt lưới”

Phân loại lưới đáy

Người ta có thể phân loại lưới đáy theo khu vực khai thác, theo cấu tạo, theo đối tượng khai thác và theo số miệng lưới (Bảng 9.1).

Bảng 9.1 - Phân loại lưới đáy theo khu vực, cấu tạo, đối tượng và số miệng lưới
Theo khu vực Theo cấu tạo Theo đối tượng khai thác Theo số miệng lưới
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới Đáy sôngLưới Đáy biển FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới Đáy cọcLưới Đáy neoLưới Đáy bè FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới Đáy cáLưới Đáy tôm FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới Đáy 1 miệngLưới Đáy nhiều miệng

Cấu tạo lưới đáy

Nhìn tổng thể, lưới đáy có cấu tạo gần tương tự như lưới kéo. Tuy vậy, sự khác biệt giữa lưới đáy và lưới kéo là ở chổ lưới kéo thì có thêm phần cánh lưới, còn ở lưới đáy thì không nhất thiết phải có cánh lưới (H 9.1).

  • Chiều dài

Chiều dài lưới đáy là chỉ tiêu quan trọng trong chế tạo lưới đáy, bởi lưới đáy không chỉ phụ thuộc vào đối tượng khai thác, mà còn phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy ở khu vực đặt lưới đáy. Do vậy khi thiết kế chiều dài lưới đáy người ta phải dự đoán trước tốc độ dòng chảy sao cho dưới tác động của mỗi tốc độ dòng chảy nào đó, chiều dài lưới đáy phải đủ dài để một khi cá, tôm đã vào lưới rồi thì khó có khả năng thoát ngược trở ra miệng lưới. Thông thường lưới đáy được thiết kế có chiều dài từ 40-50 m.

  • Chiều cao

Việc xác định chiều cao miệng lưới đáy tùy thuộc vào độ sâu và độ dầy tầng nước của đối tượng khai thác hoạt động (cá, tôm,... đi sát nền đáy hay đi lừng), mà ta chọn chiều cao miệng lưới sao cho hứng được thật nhiều cá khi chúng bị nước lùa vào. Tuy vậy việc chọn chiều cao quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sức chịu lực của lưới và cọc, dễ gây sự cố cho lưới và cọc. Trong thực tế chiều cao miệng lưới đáy thường từ 2-5 m.

  • Độ mở ngang miệng lưới đáy

Độ mở ngang của miệng lưới đáy là khoảng cách giữa hai đầu cọc đáy. Tùy theo độ rộng của khu vực khai thác, sức chịu lực của cọc đáy (hay neo) và tốc độ dòng chảy mà chọn độ mở ngang thích hợp. Thông thường độ mở ngang cho mỗi miệng lưới đáy là từ (10-30) mét tuỳ theo sự cho phép của cơ quan giao thông.

  • Thân lưới

Thân lưới đáy là phần giữ, lùa và hướng cá vào đụt. Do đánh bắt thụ động và phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy, nên chiều dài thân được yêu cầu phải đảm bảo cá ít có khả năng vượt thoát ngược trở lại ra miệng lưới đáy. Do vậy người ta thiết kế thân lưới đáy có chiều dài chiếm tỷ lệ khá lớn so với chiều dài vàng lưới, thường gần một nữa chiều dài vàng lưới đáy, thực tế từ (20-25) m.

Tương tự như lưới kéo, kích thước mắt lưới đáy cho phần thân lưới đáy, ath, thường được chọn lớn hơn kích thước mắt lưới phần đụt lưới đáy, ađ, nhằm làm giảm lực cản cho lưới và tiết kiệm nguyên vật liệu, nhưng cũng không được lớn hơn diện tích mặt cắt ngang của cá.

Thông thường mắt lưới thân được tăng dần từ phần gần đụt ra tới miệng lưới theo tỉ lệ 25% và độ thô chỉ lưới thì ngược lại, nghĩa là:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask