<< Chapter < Page Chapter >> Page >

- Kho chứa đá: Kho chứa đá đặt ngay dưới cối đá, thường được lắp ghép từ các tấm polyurethan dày 100mm. Riêng bề mặt đáy được lót thêm 01 lớp inox bảo vệ panel.

Hiện nay ở nước ta chưa có tiêu chuẩn để tính toán dung tích kho chứa đá vảy. Dung tích kho chứa đá lớn nhỏ còn phụ thuộc vào hình thức vận hành và sử dụng của nhà sản xuất. Nếu không cần dự trữ nhiều đá có thể sử dụng kho có dung tích nhỏ, vì thời gian tạo đá khá nhanh, không nhất thiết dự trữ nhiều đá trong kho. Dưới đây là kích cỡ của một số kho bảo quản đá thường được sử dụng tại Việt Nam.

+ Đối với cối đá 5 - 10 Tấn ngày kích cỡ kho đá là: 2400W x 4000D x 3000H (mm)

+ Đối với cối đá 15-20 Tấn/ngày kích cỡ kho đá là 3600Wx600D x 3000H (mm)

Kho chứa đá có 01 cửa kích cỡ 1980H x 980W x 100T (mm)

- Thiết bị ngưng tụ: Trong trường hợp sử dụng môi chất R22 thì có thể sử dụng dàn ngưng không khí ống đồng cánh nhôm. Khi sử dụng NH3 nên sử dụng thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước: dàn ngưng bay hơi, kiểu tưới hoặc bình ngưng, để giảm nhiệt độ đầu đẩy máy nén.

- Bình chứa: Nói chung hệ thống máy đá vảy không cần bình chứa kích thước lớn vì thực tế hệ thống sử dụng số lượng môi chất không nhiều.

* Đặc điểm hệ thống máy đá vảy

Ưu điểm:

- Chi phí đầu tư khá nhỏ. Hệ thống máy đá vảy không cần trang bị bể muối, hệ thống cẩu chuyển, bể nhúng, bàn lật, kho chứa đá và máy xay đá nên giá thành khá thấp so với máy đá cây.

- Chi phí vận hành nhỏ: Chi phí vận hành bao gồm chi phí nhân công, điện và nước. Do hệ thống máy đá vảy rất đơn giản, ít trang thiết bị hơn máy đá cây rất nhiều nên chi phí vận hành cũng thấp.

- Thời gian làm đá ngắn, thường sau khoảng chưa đầy 1 giờ đã có thể có đá sử dụng.

- Đảm bảo vệ sinh và chủ động trong sản xuất. Các khâu sản xuất và bảo quản đá điều được tiến hành rất đảm bảo yêu cầu vệ sinh, nên chất lượng đá rất tốt.

- Tổn thất năng lượng nhỏ.

Ngày nay sử dụng đá vảy để chế biến thuỷ sản là điều bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ sản muốn được cấp code E.U để nhập hàng vào thị trường E.U

Nhược điểm:

- Vì có dạng vảy, kích cỡ nhỏ nên chỉ được sử dụng tại chổ là chủ yếu, khó vận chuyển đi xa và bảo quản lâu ngày.

- Cối tạo đá vảy là thiết bị khó chế tạo, giá tương đối cao.

- Phạm vi sử dụng: chủ yếu dùng bảo quản thực phẩm trong dây chuyền công nghệ tại các xí nghiệp chế biến thực phẩm.

3.3.2 Cấu tạo, kích thước và cách nhiệt cối đá vảy

3.3.2.1 Cấu tạo cối đá vảy

Hình 3-12: Cối đá vảy

Trên hình 3-12 giới thiệu máy đá vảy của hãng Geneglace (Pháp). Cối đá có 02 dạng loại rời và loại kèm hệ thống lạnh hoàn chỉnh. Cối đá Genglace thường sử dụng dao cắt đá dạng trục vít.

3.3.2.2 Xác định kích thước cối đá vảy

Kích thước cối đá vảy được xác định theo diện tích yêu cầu của nó. Diện tích trao đổi nhiệt yêu cầu của cối đá được xác định theo năng suất của cối và có thể tham khảo theo dữ liệu cối đá vãy Fuji (Nhật) như sau:

Bảng 3-11: Diện tích yêu cầu của các cối đá

Năng suất, t 0,3 0,5 1 2 3,5 5 7,5 10 15 20 25 33
Diện tích, m2 0,1 0,15 0,3 0,435 0,737 1,5 2,13 2,88 4,2 5,55 7 9,42

Diện tích trao đổi nhiệt của cối đá được xác định:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống máy và thiết bị lạnh. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10841/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống máy và thiết bị lạnh' conversation and receive update notifications?

Ask