<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Létxing đấu tranh vì chủ nghĩa hiện thực và dành nhiều công sức nghiên cứu các nguyên tắc của nó. Létxing kịch liệt chống lại quan niệm đạo đức khắc kỷ, coi chủ nghĩa khắc kỷ là sự nhẫn nhục nô lệ, chủ nghĩa khắc kỷ trên sân khấu sẽ mang lại cảm giác lạnh lùng cho công chúng.

Cái đẹp được Létxing quan niệm bộc lộ trong cuộc đấu tranh, trong hoạt động, trong khát vọng chống lại bất công và tội ác. Con người đẹp không phải là kẻ nhẫn nhục chịu đựng đày ải mà phải làm người phản kháng, chiến đấu và chiến thắng.

Mỹ học cổ điển đức

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Tây Âu, đặc biệt là ở nước Anh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh với ngành công nghiệp dệt và kỹ nghệ cơ khí phục vụ ngành dệt, làm ảnh hưởng không tốt đến các khu vực còn áp dụng lao động thủ công cổ lỗ như nước Đức thời đó. Vào khoảng thời gian này, nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở các nước khác chèn ép sản xuất thủ ở Đức. Tình hình đó làm cho những người Đức tiên tiến nồng nhiệt chào đón cách mạng Pháp, nhưng những cuộc xâm lăng của người Pháp và tình trạng chuyên chế của phái Giacôbanh đã làm cho các nhà tư tưởng Đức thoả hiệp với phong kiến, bảo vệ chế độ quân chủ Phổ. Từ đó, một số nhà tư tưởng đã không đi vào lĩnh vực chính trị trực tiếp, mà đi vào lĩnh vực triết học, không tiến hành cách mạng mà chỉ tư duy về cách mạng, không công khai đấu tranh mà chỉ tư biện thần bí duy tâm.

Kant (1724 – 1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử triết học trước Mác. Ông là một trong những người sáng lập ra triết học cổ điển Đức.

Thế giới quan của Kant có thể chia ra hai thời kỳ: thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán (lấy năm 1770 làm mốc phân định). Thời kỳ tiền phê phán ông nghiên cứu chủ yếu về tự nhiên, còn thời kỳ phê phán ông tập trung xây dựng một hệ thống triết học có tính chỉnh thể. Đó là khoa học có mục đích tối cao: xác định bản chất con người qua việc trả lời ba vấn đề lớn: tôi có thể tri thức được gì? Tôi cần phải làm gì? Và tôi có thể hy vọng gì?

Vấn đề thứ nhất, được ông giải đáp trong Phê phán lý tính thuần tuý (1781). Vấn đề thứ hai, Kant giải quyết trong Phê phán lý tính thực tiễn (1788). Vấn đề thứ ba, Kant giải quyết trong Phê phán năng lực phán đoán (1790) và nó thể hiện quan điểm mỹ học của ông.

Vấn đề trung tâm của mỹ học của Kant là vấn đề cái đẹp, song ông không xác định cơ sở khách quan của cái đẹp mà chú trọng phân tích các điều kiện chủ quan để cảm nhận cái đẹp. Ông tuyên bố: Không có khoa học về cái đẹp mà chỉ có phán đoán về cái đẹp. Với ông cái đẹp không có khái niệm, nó gắn với cảm xúc của từng người về đối tượng và như vậy nó không xác định. Cái đẹp theo Kant có ý nghĩa phổ biến, gây hứng thú cho tất cả mọi người. Tóm lại, theo Kant, cái đẹp gây thích thú một cách tất yếu cho tất cả mọi người, một cách vô tư , bằng hình thức thuần tuý của nó, còn tâm hồn thì được nâng lên.

Kant luận giải khá sâu về thiên tài, ông phân định: cái đẹp trong tự nhiên là vật đẹp, trong nghệ thuật là cảm giác đẹp về vật. Để cảm nhận vẻ đẹp phải có thị hiếu cần thiết, tức là đưa đối tượng tới sự thoả mãn hay không thoả mãn. Để tái tạo vật đẹp đòi hỏi phải có khả năng nữa: đó chính là thiên tài.

Kant phân biệt nghệ thuật với thủ công: nghệ thuật là hoạt động tự do, thủ công là hoạt động để kiếm sống, nghệ thuật đương nhiên là trò chơi, nghĩa là công việc hứng thú tự nó, còn thủ công: đó là công việc, ít nhiều có tính cưỡng bức.

Hệ thống triết học – mỹ học của Kant mang tính nhân văn sâu sắc, nó hướng tới việc giải phóng cá nhân con người và tự do lý trí, mặc dù cách giải quyết của ông còn mâu thuẫn và mờ nhạt, nặng nề về tự biện.

Hêghen (1770 – 1831) là một trong những triết gia vĩ đại thời kỳ cổ điển Đức và của nhân loại.

Theo Hêghen thì nghệ thuật, tôn giáo, triết học suy đến cùng đều có một nội dung, sự khác nhau chỉ ở trong hình thức phân giải và cảm nhận nội dung ấy. Hình thức đầu tiên và kém hoàn thiện nhất của sự tự phân giải ý niệm là hình thức nhận thức thẩm mỹ hay là nghệ thuật. Đây là xuất phát điểm của mỹ học Hêghen.

Toàn bộ hệ thống mỹ học của Hêghen có ba phần: 1. Học thuyết về cái đẹp nói chung; 2. Học thuyết về những hình thái đặc biệt của nghệ thuật; 3. Học thuyết về những ngành nghệ thuật riêng biệt.

Hêghen quan niệm cái đẹp là một sự thể hiện đặc biệt của ý niệm tuyệt đối dưới hình thức cụ thể, cảm tính. Vì cái đẹp là ý niệm đẹp cho nên nó có trước tự nhiên, tự nhiên là ý niệm tha hoá mà thành. Những dấu hiệu của vẻ đẹp trong tự nhiên là tính cân xứng, tính quy luật, sự hoà hợp. Tuy nhiên, vẻ đẹp được biểu hiện ra trong tự nhiên chỉ là vẻ đẹp mờ nhạt, không bản chất, vẻ đẹp đầy đủ, ở mức độ cao nhất phải ở trong nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật được Hêghen đồng nhất với lý tưởng, đó là sự kết hợp cân đối giữa nội dung và hình thức là yếu tố căn bản để tạo ra cái đẹp. Chính vì những quan niệm như thế nên Hêghen xác định rằng: “đối tượng của mỹ học là vương quốc rộng lớn của cái đẹp và dùng một thuật ngữ thích hợp hơn cả đối với khoa học nàylà triết học về nghệ thuật hay nói một cách chính xác hơn là triết học về mỹ thuật.

Mỹ học cổ điển Đức mà đỉnh cao của nó là mỹ học, Hêghen là một trong những nguồn gốc lý luận trực tiếp quan trọng nhất của mỹ học Mác – Lênin sau này.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask