<< Chapter < Page Chapter >> Page >

- Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai, thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.

- Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo manh tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít trường hợp, với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra. Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của mình là đối tượng tôn thờ duy nhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì khác, chúng chấp nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trần tục nhiều hơn là thế giới bên kia.

- Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức, một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc tôn của một tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây quan niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát triển nhanh hay chậm và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu tố lỗi thời được huỷ bỏ hoặc tự thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc hậu. Mỗi người đều rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo. Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và làm nảy sinh xu thế thế tục hoá tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình tôn giáo học. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10830/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình tôn giáo học' conversation and receive update notifications?

Ask