<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Điều khiển tự động theo nguyên tắc dòng điện

Nội dung

- Có đồ thị khởi động ĐMđl với 2 cấp điện trở phụ:

  IXL I1d e (t)b c I2 I(t) Ic a0 Ic I2 I1 Iư 0 t1 t2 t3 t Hình 7-8: Các đặc tính khởi động theo nguyên tắc dòng điện12TNự2ự1ựxlự2ự1

- Qua đồ thị hình 7-8 ta thấy rằng: khi khởi động, dòng khởi động thay đổi trong khoảng (I1  I2). Nhất là mỗi lần chuyển cấp thì các điểm chuyển cấp thường cùng một giá trị dòng điện (I2), nên ta có thể dùng rơle dòng điện hoặc công tắc tơ có cuộn dây dòng điện để tạo tín hiệu điều khiển.

- Tại điểm chuyển cấp b, rơle dòng điện tác động theo dòng chuyển cấp I2 để ngắn mạch cấp điện trở thứ nhất, động cơ chuyển từ đặc tính 1 sang đặc tính 2. Đến điểm d, rơle dòng điện sẽ tác động theo dòng I2 để ngắn mạch cấp điện trở thứ hai, động cơ chuyển từ đặc tính 2 sang đặc tính tự nhiên TN.

- Cứ như vậy, động cơ sẽ được khởi động đến tốc độ xác lập.

Các mạch điển hình:

* Hãm ngược và đảo chiều ĐKdq theo nguyên tắc dòng điện:

- Công tắc xoay KC có 5 vị trí: 0 ở giữa; 1, 2 bên thuận và 1, 2 bên ngược; KC có tiếp điểm: KC1, KC2, KC3, KC4, KC5, ...

- Các công tắc tơ có các tiếp điểm duy trì thời gian H, 1G.

- Rơle dòng điện RHn có:

Ihãm>Ih.RHn>I1 (7-16)

Inh.RHn = Irôto = I2 (7-17)

I1I2CĐ~ ULTN2G 2G1G 1GH HR2f2R2f1RhRHnKC1KC2KC3KC4KC5NNTTRHnHH1G1G2G2 1 0 1 2(N)(T)~ UL~A (TN,T)ựBIc2Ic1IưA’ (TN,N)ự0-ự0Hình 7-9: Sơ đồ điều khiển tự động ĐKdq theo nguyên tắc thời gian và dòng điện.

- Hệ thống đang làm việc điểm A trên đặc tính cơ (A), tương ứng với vị trí 2(T) của công tắc KC, các tiếp điểm KC1, KC3, KC4, KC5 đang kín, các công tắc tơ T, H, 1G, 2G đang có điện, công tắc tơ N không có điện, toàn bộ các điện trở phụ trong mạch rôto bị ngắn mạch, RHn không tác động.

- Dừng động cơ bằng cách hãm ngược:

+ Quay tay gạt của KC từ vị trí 2(T) sang 2(N), khi qua vị trí 0 thì tất cả các công tắc tơ và rơle đều mất điện, động cơ được tách khỏi lưới điện, toàn bộ điện trở phụ được đưa vào mạch rôto, mạch điện ở trạng thái thường như hình vẽ.

+ Khi đến vị trí 2(N), các tiếp điểm KC2, KC3, KC4, KC5 kín lại, KC1 hở ra, công tắc tơ T mất điện; còn N, H có điện sẽ đảo 2 trong 3 pha của stato động cơ, làm động cơ thực hiện quá trình hãm ngược (giai đoạn đầu của quá trình đảo chiều). Tốc độ đồng bộ của động cơ lúc này 0N = - 0T , dòng điện rôto tăng rất lớn: Irôto = Ihãm>Ih.RHn>I1 nên RHn tác động làm hở tiếp điểm thường kín của nó, đảm bảo cho các công tắc tơ H, 1G, 2G không có điện, toàn bộ R2f1 và R2f2 vẫn tham gia trong mạch rôto cùng với Rh để hạn chế dòng đảo chiều hay là dòng hãm ngược của động cơ Ihãm  Icp (đoạn BC).

+ Tốc độ động cơ Đ giảm dần, dòng hãm cũng giảm dần đến I2 thì RHn nhả (vì Inh.RHn = I2 , và lúc đó   0), làm cho H có điện, ngắn mạch Rh và đảm bảo RHn không tác động trở lại, kết thúc quá trình hãm ngược.

+ Muốn dừng động cơ thì quay KC về vị trí 0, các công tắc tơ và rơle mất điện, động cơ dừng tự do.

- Đảo chiều:

+ Quá trình thực hiện tương tự khi hãm ngược, nhưng khi dòng điện hãm giảm đến I2 thì vẫn để KC ở vị trí 2(N), sau khi RHn nhả làm cho H có điện, kết thúc quá trình hãm ngược và sẽ bắt đầu quá trình khởi động ngược.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Thu course. OpenStax CNX. Aug 08, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10908/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Thu course' conversation and receive update notifications?

Ask