<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Mặt khác, có loài cá thích ánh sáng trên tầng mặt, nhưng có loài thích ánh sáng trong lòng nước, nhưng cũng có loài thích nguồn sáng di dộng trong nước. Chẳng hạn đối với cá trích, nếu đặt nguồn sáng trên mặt nước thì chúng sẽ tập trung ít hơn khi ta di chuyển nguồn sáng đi sâu vào trong lòng nước, khi đó chúng sẽ lao theo nguồn sáng với mật độ ngày càng nhiều hơn. Nhưng cá thu đao thì ngược lại, chúng lại thích nguồn sáng đi từ trong lòng nước lên tầng mặt.

Thời gian cho mỗi loại cá xuất hiện quanh nguồn sáng cũng khác nhau. Chẳng hạn khi bật đèn lên, sau thời gian từ 10-40 phút ta thấy cá trích dần dần xuất hiện quanh đèn, nhưng cá thu đao lại xuất hiện còn sớm hơn. Đặc biệt cá trích vùng biển Caspien thì chỉ sau vài phút là chúng đã tạo thành đàn lớn quanh đèn.

Người ta còn nhận thấy, mật độ tập trung cá quanh nguồn sáng cũng khác nhau, cá trích, cá thu đao, cá cơm, cá nục, ... thường tập trung thành đàn lớn quanh nguồn sáng. Nhưng cá thu, cá đối, thì nhanh chóng rời bỏ nguồn sáng. Ngoài ra, tốc độ di chuyển đến nguồn sáng cũng khác nhau. Người ta nhận thấy một số cá thể của họ cá trích, cá cơm,... khi phát hiện ra nguồn sáng thì chúng đi đến nguồn sáng với tốc độ chậm, và khi đến gần nguồn sáng thì bơi lãng vãng gần khu vực đèn, nhưng một số cá thể khác thì lại lao thẳng đến nguồn sáng. Thỉnh thoảng một số cá thể lại nhãy lên khỏi mặt nước rồi lặn xuống nước hoặc bơi thành vòng tròn lớn trên mặt nước quanh nguồn sáng, sau đó chúng mới lặn sâu xuống nước.

Thỉnh thoảng người ta còn bắt gặp một số loài cá có những đặc tính khá đặc biệt khi chúng đến gần nguồn sáng. Chẳng hạn: Ngày 29/8/69, tàu nghiên cứu Vichia (Liên Xô cũ) khi đánh cá ở khu vực Thái Bình Dương, bắt được con cá, đặt tên là Tiditrop, có những biểu hiện khá lạ khi đến gần nguồn sáng. Cá Tiditrop khi phát hiện ra nguồn sáng thì bơi đến gần nguồn sáng, khi cón cách táu 10 mét, cá Tiditrop chuyển hướng đi dọc theo tàu thêm 1 mét, rồi dừng lại, tiếp đến cứ ngóc đầu lên rồi ngụp xuống và cứ làm theo qui luật đó khi chúng đến phát hiện ra nguồn sáng. Những đặc tính đặc biệt còn bắt gắp ở loài cá chép. Đối với cá chép, ở giai đoạn đầu, khi phát hiện ra nguồn sáng chúng bơi lại nguồn sáng với tốc độ nhanh, không theo một quỉ đạo nào. Sau một thời gain thì chúng dần dần đi vào một quỉ đạo ổn định quanh nguồn sáng, rồi dừng hẳn (giai đoạn say đèn), lúc này cá rất hiền và dễ đánh bắt.

Tuy nhiên trạng thái cá trong vùng sáng có thể bị đột ngột thay đổi, nếu một khi đèn đột ngột bị tắt. Khi này cá dường như sực tĩnh, phản ứng hổn loạn. Đặc biệt cá thu đao, khi đó nhảy tứ tung lên khỏi mặt nước như đi tìm nguồn sáng đã mất, còn cá trích, cá cơm gần như mất định hướng, chúng chuyển động phân tán ra nhiều hướng khác nhau. Nhưng nếu sau đó đền được bật trở lại thì chúng nhanh chóng trở lại vùng sáng.

Phản ứng của cá đối với cường độ sáng của đèn cũng khác nhau. Người ta nhận thấy rằng nếu bật hai đèn có cùng công suất như nhau thì lượng cá di chuyển từ vùng này sang vùng kia đều như nhau, mật độ cá trong 2 vùng là không đổi. Nhưng nếu 2 đèn có công suất khác nhau, cá sẽ tập trung nhiều ở vùng có cường độ sáng lớn hơn. Nếu tắt đèn ở vùng có cường độ sáng mạnh, người ta nhận thấy một số cá thể sẽ di chuyển qua vùng có nguồn sáng yếu, nhưng một số khác thì rời bỏ nguồn sáng.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask