<< Chapter < Page Chapter >> Page >

- Cấu trúc dữ liệu toàn đa giác:

Mỗi lớp trong CSDL của cấu trúc toàn đa giác được chia thành tập hợp các đa giác. Mỗi đa giác được mã hoá thành trật tự các vị trí hình thành đường biên của vùng khép kín theo hệ trục toạ độ nào đó (hình 8.4). Trong cấu trúc này không có tham số để biết ngay các vùng kề nhau. Do quản lý từng đa giác như các đối tượng tách biệt cho nên không có tổ chức topo trong hệ thống này. Khái niệm topo đề cập đến các quan hệ giữa các đối tượng không gian khác nhau như đa giác nào cùng chung đường biên, điểm nào thuộc cạnh của đa giác nào, …

Hình 8.4: Cấu trúc toàn đa giác (Nguồn : Đặng Văn Đức, 2001)

Trong cấu trúc toàn đa giác thì các đoạn xác định đa giác được lưu 2 lần trong CSDL.Một số điểm tạo nên các cạnh đa giác sẽ lưu được nhiều lần. Do vậy việc cập nhật, sửa đổi dữ liệu trong tổ chức dữ liệu không gian loại này là rất khó khăn.

- Cấu trúc cung-nút

Một khía cạnh quan trọng của mô hình vectorlaf cho khả năng tách biệt các thành phần để đo đạc (diện tích, độ dài) và để xác định các quan hệ không gian giữa các thành phần. Quan hệ không gian của liên kết và gần kề là những thí dụ của quan hệ topo (hình 8.5).

Hình 8.5: Đối tượng topo cơ sở (Nguồn : Đặng Văn Đức, 2001)

Thông tin về vùng gần kề được lưu trữ bằng mã đặc trưng liên quan đến phía phải hay phía trái của cung. “Phải” hay “trái” được xác định từ hướng đi của cung: từ “nút” hay “ đến nút”. Để phân biệt đường biên trong và đường biên ngoài, ta quy định chiều quay kim đồng hồ cho đường biên ngoài và ngược chiều quay kim đồng hồ cho đường biên trong. Mỗi nút được gắn danh sách cung bao quanh, danh sách cung nối vào nút phải được xếp đặt theo trật tự xác định trước, theo chiều quay kim đồng hồ hay ngược lại (hình 8.6)

Hình 8.6: Đối tượng mã hoá topo(Nguồn : Đặng Văn Đức, 2001)

* Mô hình Raster:

Mô hình dữ liệu dạng raster phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới các điểm (cell) hay điểm ảnh (pixel). Các hệ thống trên cơ sở raster hiển thị, định vị và lưu trữ dữ liệu đồ hoạ nhờ sử dụng các ma trận hay lưới các điểm ảnh. Độ phân giải dữ liệu raster phụ thuộc vào kích thước của của điểm ảnh. Dữ liệu raster được thiết lập bằng cách mã hoá mỗi điểm ảnh bằng một giá trị theo các đặc trưng và tính chất trên bản đồ (hình 8.7), có thể sử dụng số nguyên, số thực, ký tự hay tổ hợp chúng để làm giá trị. Mỗi đặc tính giống nhau sẽ có cùng giá trị số. Độ chính xác của mô hình raster phụ thuộc vào kích thước hay độ phân giải của các pixel (hình 8.8). Một điểm có thể là là một điểm ảnh, một đường là vài điểm ảnh liền kề nhau, một vùng là tập hợp nhiều điểm ảnh.

Hình 8.7: Biểu diễn raster (Nguồn : Đặng Văn Đức, 2001)

Hình 8.8: Sự ảnh hưởng của sự lựa chọn kích thước tế bào (Nguồn : Đặng Văn Đức, 2001)

Các nguồn dữ liệu xây dựng nên dữ liệu raster có thể bao gồm:

  • Quét ảnh
  • Ảnh máy bay, ảnh viễn thám
  • Chuyển từ dữ liệu vector sang
  • Lưu trữ dữ liệu dạng RASTER
  • Nén theo hàng (Run lengh coding)
  • Nén theo chia nhỏ thành từng phần (Quadtree)
  • Nén theo ngữ cảnh (Fractal)

Trong một hệ thống dữ liệu cơ bản raster được lưu trữ trong các ô (thường hình vuông) được sắp xếp trong một mảng hoặc các dãy hàng và cột. Nếu có thể, các hàng và cột nên được căn cứ vào hệ thống lưới bản đổ thích hợp.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống thông tin địa lý. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10780/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?

Ask