<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khi nghiên cứu sự ra hoa của sầu riêng Mon Thong ở Darwin, Úc, Kim và Luder (2000) nhận thấy nhiệt độ ban đêm thấp 15oC có thể gây ra sự ra hoa sau 1-2 ruần. Nhiệt độ không khí và ẩm độ tương đối không ảnh hưởng lên cây được xử lý hóa chất, nhưng đối với cây không xử lý hoá chất nhiệt độ giảm từ 26-33oC xuống 20-25oC và ẩm độ giảm xuống 50-70 % sẽ xuất hiện mầm hoa.

Hoa sầu riêng khi hình mới hình thành những chấm nhỏ (dot stage) có thể đi vào giai đoạn miên trạng (dormancy) nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi như có lượng mưa chỉ 10 mm/ngày (Chandraparnik và ctv., 1992b). Chandraparnik và ctv. (1992a) cho biết xử lý Thiourea ở nồng độ 500, 1.000, và 1.500 ppm sau khi xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm trên giống Chanee làm phá vở sự miên trạng và làm tăng số hoa gấp 20 lần so với đối chứng không phun paclobutrazol và tăng 75% so với nghiệm thức có phun Paclobutrzol nhưng không phun thiourea. Tuy nhiên, nếu lượng mưa trong ngày trên 35 mm thì áp dụng thiourea không có hiệu quả.

Các biện pháp xử lý ra hoa

Ở Malaysia, do thời tiết ấm nên có thể xử lý cho sầu riêng ra hoa bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, để đạt được tỉ lệ đậu trái cao nên tránh xử lý ra hoa trong những tháng có mưa nhiều (Voon và ctv., 1992). Cắt bớt rễ có thể làm cho sầu riêng ra hoa sớm trong năm đầu nhưng cây sinh trưởng kém, ít trái và có thể làm cho cây chết ở năm tiếp theo nên biện pháp nầy không khả thi trong thực tế sản xuất (Maspol, 1983 trích dẫn bởi Chandraparnik và ctv., 1992b). Việc áp dụng các chế độ phân bón không có sự tương quan rõ ràng trong việc kích thích sầu riêng ra hoa (Srisawat và ctv., 1986; Khaewrug và ctv., 1973 trích dẫn bởi Chandraparnik và ctv., 1992b).

Về ảnh hưởng của hóa chất lên sự ra hoa của cây sầu riêng, Somsri (1973, trích dẫn bởi Chandraparnik và ctv., 1992b) cho biết ethephon, daminozide, hợp chất phenolic và NAA được xem là không có tác dụng kích thích ra hoa trên cây sầu riêng, còn gibberellin thì có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây. Đối với chất paclobutrazol có thể xử lý cho sầu riêng ra hoa bằng cách phun lên lá hay tưới vào đất (Voon và ctv., 1992). Chandraparnik và ctv. (1992b) xử lý cho sầu riêng ra hoa paclobutrazol ở nồng độ từ 750-1.500 ppm bằng cách phun đều lên lá sau khi đợt lá non đã phát triển hoàn toàn. Kết quả cho thấy cây sầu riêng được xử lý paclobutrazol ra hoa sớm hơn cây không xử lý từ 32-43 ngày, số hoa trên cây tăng từ 29-64% so với cây không xử lý. Trairat (1991) cũng xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm trên giống Chanee 10 năm tuổi vào tháng 10, cây ra hoa sau 28 ngày, sớm hơn cây không xử lý 28 ngày. Chandraparnik và ctv. (1992a) cũng cho biết phun paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm trên giống Chanee làm tăng số hoa/cây so với đối chứng khoảng 12 lần và tăng số trái/cây gấp 4 lần (503 trái so với 122 trái, theo thứ tự).

Hasan và Karim (1990) xử lý paclobutrazol bằng cách tưới vào đất ở liều lượng 5-10 g a.i./cây trên dòng sầu riêng D8 của Malaysia cho thấy cây ra hoa đầu tiên sau 127 ngày nếu xử lý vào tháng 7 và sau 93 ngày nếu xử lý vào tháng 10. Tác giả cho biết nồng độ nhỏ hơn 10 g a.i./cây là nồng độ tối hảo để xử lý cho sầu riêng ra hoa bằng phương tưới vào gốc. Về hiệu quả của Paclobutrazol trên sự ra hoa của sầu riêng Hasan và Karim (1990) cho rằng paclobutrazol có hiệu quả chủ yếu trên quá trình hình thành hoa hơn là quá trình phát triển của hoa.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask