<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Biện pháp khắc phục

  • Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái:
  • Phun phân MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5-1,0% hoặc Nitrat Kali (KNO3) ở nồng độ 1,5% hoặc phun paclobutrazol ở nồng độ 250-500 ppm. Phun đều lên hai mặt lá, 7-10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3-12 tuần sau khi đậu trái. Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu (2004) khuyến cáo phun Ca3(PO4)2 với liều lượng 120 g/8 lít có thể làm giảm bớt tỉ lệ sượng trái sầu riêng Mon Thong. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao hơn tác giả cũng khuyến cáo nên kết hợp bón Nitrate kali với liều lượng 1 kg/cây 7 năm tuổi ở giai đoạn 1 tháng trước khi thu hoạch và phun KNO3 kết hợp với Ca(NO3)2 và Ca3(PO4)2 vào tuần thứ 6, 8 và thứ 10 sau khi đậu trái với liều lượng 16 g KNO3 và 16 g Ca(NO3)2/8 lít.
  • Bón phân đúng: Không nên bón thừa trong giai đoạn phát triển trái, đặc biệt là phân urê, không dùng phân có chứa Chlor như phân KCl. Khi sử dụng phân hỗn hợp N:P:K nên chú ý thành phần Kali trong phân không phải là KCl. Cây sầu riêng cần nhiều Kali, đặc biệt là giai đoạn trái phát triển, sẽ làm cho cơm trái ngon. Có thể bón phân cho sầu riêng ở giai đoạn 15-20 ngày sau khi đậu trái với liều lượng 0,3-0,5 kg/cây 8-10 năm tuổi theo công thức 12-12-17 và giai đoạn 40-45 ngày sau khi đậu trái với liều lượng 0,8-1,0 kg/cây theo công thức 12-6-22.
  • Quản lý nước: Giữ mực nước trong mương trong vườn thường xuyên ở độ sâu 60-80 cm từ mặt liếp sau khi đậu trái nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất, tránh cho cây sầu riêng hấp thụ nước quá nhiều đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành. Do đó phải thường xuyên bơm nước ra khỏi vườn nhất là sau các trận mưa lớn để không làm tăng mực nước trong mương và thủy cấp trong liếp. Ở Philippines, Loquias và Pascua (1999) áp dụng biện pháp phủ plastic xung quanh gốc sầu riêng ở giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch để ngăn cản không cho nước mưa xâm nhập vào vùng rễ đã làm cho tỉ lệ sượng cơm trái và hạt có nước chỉ còn 8,0% và 4,2%, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Để khắc phục hiện tượng hạt có nước và nhão cơm nên rút cạn nước trong mương hoặc ngưng thu hoạch hai ngày sau khi có mưa lớn.
  • Sau khi đậu trái nên phun các loại phân bón lá có chứa các chất hữu cơ để bổ sung nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trái phát triển. Phun kali ở nồng độ 1% một tháng trước khi trái trưởng thành.
  • Nên kích thích cho cây sầu riêng ra hoa tập trung và đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển trái và sự cạnh tranh giữa trái non và trái lớn. Nên cắt bỏ toàn bộ hoa hoặc trái non ra đợt hai nếu tỉ lệ ra hoa hoặc đậu trái thấp hay số trái ở đợt đầu vừa với khả năng mang trái của cây.
Hình 7.13 Quản lý mực nước trong vườn ở độ sâu 60-80 cm sau khi ra hoa

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa

Những quan sát về sự ra hoa của sầu riêng ở các nước cho thấy rằng sự phát triển của hoa sầu riêng có liên quan với sự giảm bớt sự sinh trưởng như sự ra hoa thường theo sau một thời kỳ lạnh hoặc khô hạn (PROSEA, 1992). Ở vùng nhiệt đới, cây sầu riêng đòi hỏi phải có một thời gian tương đối khô ráo để ra hoa, nếu mùa khô quá ngắn hay không có mùa khô cây sầu riêng sẽ không ra hoa. Ở Malaysia, sầu riêng không ra hoa 1-2 năm liền do mùa khô quá ngắn hay không có mùa khô. Do đó, điều kiện khô hạn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa sầu riêng. Trong điều kiện không xử lý hóa chất để kích thích ra hoa, cây sầu riêng Chanee của Thái Lan cần thời gian khô ráo liên tục từ 10-14 ngày để xuất hiện mầm hoa nhưng nếu áp dụng paclobutrazol thì thời gian khô hạn liên tục chỉ cần từ 3-7 ngày mầm hoa sẽ xuất hiện (Chandraparnik và ctv., 1992b).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask