<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Sapii và Nanthachai (1994) phân biệt sầu riêng sượng thành ba dạng là (a) phần cơm chín không đều, (b) hột có nước hay cơm nhão và (c) cơm có màu nâu ở hai đầu của hạt (tip burn). Hiện tượng chín không đều rất phổ biến trên trái sầu riêng. Hiện tượng chín không đều đặc trưng bởi việc phần cơm trái hình thành lớp da cứng trong trái chín. Phần cơm bị sượng sẽ không chín, có màu hơi trắng, không có vị và mùi thơm trong khi phần cơm không bị sượng vẫn chín bình thường (Fresco, 2000). Phần cơm bị sượng trong mỗi hạt rất nhỏ nhưng có thể làm cho cả hạt bị ảnh hưởng và không ăn được. Thông thường hiện tượng chín không đều chỉ xuất hiện một vài ngăn trong trái nhưng nếu bị "sượng" nặng thì tất cả các ngăn trong trái đều bị "sượng". Hiện tượng cơm bị "sượng" chỉ phát hiện điện được khi mở trái ra mà không có triệu chứng để có thể nhận biết trái bị "sượng" trước đó. Hiện tượng nhân (core) có nước hay “cơm nhão” cũng là một rối loạn sinh lý của nhân và cơm của trái sầu riêng. Hiện tượng nầy làm cho cả phần nhân ở giữa và phần cơm của trái trở nên rất ẩm và mềm. Trường hợp bị nhẹ thì chỉ có phần cơm ở đầu tiếp giáp với hạt bị ảnh hưởng nhưng nếu bị nặng thì toàn bộ phần cơm sẽ bị thiệt hại (Hình )

Ở ĐBSCl, hiện tượng trái sầu riêng “sượng” được ghi nhận có các dạng như sau:

  • Cơm cứng, màu sắc không đều: Cơm trái có màu sắc vàng, trắng không đồng đều như “da lợn”, phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.
  • Cháy múi: Cơm có màu nâu hay đen, cứng không ăn được hay vách múi có màu nâu (Hình 7.5 a và b)
  • Cơm nhão: thường gặp trong mùa mưa, trên tất cả các giống. Một phần cơm hay tất cả cơm trong trái đều bị mềm, nhão, có màu vàng nhạt (Hình 7.6). Hiện tượng nhão cơm thường xuất hiện sau thời gian mưa dầm.
  • Sượng bao: Phần cơm phía trong tiếp giáp với hột có màu trắng đục, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm. Thịt trái màu trắng hay vàng nhạt. Nếu bị nhẹ thì chỉ một vài bị sượng nhưng nếu bị nặng thì hầu như tất cả các hột đều bị sượng (Hình 7.7 ).
  • Lạt cơm: Xuất hiện trên những cây bị bệnh làm rụng lá, cây bị suy kiệt hoặc xiết nước, phun ethephon hay bấm cuống cho trái chín sớm.

Nhìn chung, dù trái sầu riêng bị “sượng” theo hình thức nào thì phẩm chất trái cũng giảm và giá trị không còn như trái bình thường nữa.

a b
Hình 7.5 Hiện tượng cháy múi. a) Trên giống sầu riêng RI 6, b) Trên giống Khổ Qua Xanh
Hình 7.6 Hiện tượng nhão cơm trên giống sầu riêng Khổ Qua Xanh
Hình 7.7 Hiện tượng sượng “bao”- phần cơm bên trong tiếp giáp với hạt có màu trắng đục, không có mùi thơm, cứng trên trái sầu riêng Khổ Qua Xanh
a) b)
Hình 7.8 Hiện tượng sượng cơm trên giống sầu riêng Mon Thong: a) Cơm cứng, có màu sắc hơi nhạt ; b) cơm trái có màu trắng, cứng so với cơm có màu vàng, mềm ở múi không sượng
Hình 7.9 Hiện tượng sượng không đều với cơm có màu vàng nhạt
Hình 7.10 Hiện tượng lạt cơm do trái bị thiếu nước và chín sớm

Nguyên nhân

Theo tài liệu nghiên cứu của một số nước như Thái Lan thì giống không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà chủ yếu là do biện pháp canh tác của nhà vườn và điều kiện thời tiết mà chủ yếu là mưa nhiều trong giai đoạn trái trưởng thành làm cho sầu riêng bị “sượng”. Điều nầy có nghĩa là không có giống nào hoàn toàn không bị sượng cũng như không có giống nào hoàn toàn bị sượng 100%. Do đó, không riêng gì giống sầu riêng Mon Thong mà giống sầu riêng Khổ Qua Xanh được trồng phổ biến ở Cai Lậy, Tiền Giang hay giống Sữa Hột Lép ở Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre cũng có thể bị sượng như những giống khác.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask