<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Kiểm tra phân loại chi tiết

Nội dung:

Mục đích, ý nghĩa công tác kiểm tra, phân loại chi tiết

- Qua kiểm tra phân loại để cho phép sử dụng lại các chi tiết còn dùng lại được một cách có hiệu quả tránh lãng phí, loại bỏ những chi tiết bị hư hỏng và xác định những chi tiết có thể sửa chữa, phục hồi để dùng lại.

- Việc kiểm tra phân loại tốt sẽ cho phép nâng cao chất lượng và hạ giá thành sửa chữa.

- Nếu kiểm tra phân loại không tốt sẽ có hại cho việc sửa chữa và sử dụng sau này. Ví dụ: dùng lại các chi tiết hư hỏng.

Công tác kiểm tra phân loại chi tiết được tiến hành sau khi chi tiết đã được tẩy rửa sạch sẽ, bao gồm 3 loại công việc:

- Kiểm tra chi tiết để phát hiện và xác định trạng thái, chất lượng của chúng.

- Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật để phân loại chúng thành:

+ Dùng được;

+ Phải sửa chữa mới dùng được;

+ Loại bỏ.

- Tập hợp các tài liệu sau khi kiểm tra phân loại để chỉ đạo công tác sửa chữa.

Nguyên tắc kiểm tra phân loại

Dựa trên cơ sở chức năng của chi tiết trong cụm máy mà tổ chức kiểm tra kỹ ở mức độ nào.

Kết quả phân loại.

Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra

Hư hỏng

- Chi tiết biến dạng: cong, xoắn trục dẫn đến sự không song song, không vuông góc giữa các bề mặt, các cổ trục...

- Thay đổi kích thước do hao mòn: mòn côn, ô van, giảm chiều cao, mất tính chính xác của biên dạng làm việc. Những hư hỏng này đến một giới hạn nào đó sẽ làm cho đặc tính làm việc của chi tiết, của cặp ma sát không còn đảm bảo dẫn đến hư hỏng cụm máy, xe.

- Thay đổi về tính chất: độ cứng, độ đàn hồi, trạng thái ứng suất.

- Hư hỏng đột xuất ở mức vĩ mô: gãy vỡ, sứt mẻ, nứt, thủng...

Các phương pháp kiểm tra chủ yếu

A. quan sát

Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để xác định mức độ hư hỏng của chi tiết.

B. đo lượng mòn

- Dùng các dụng cụ đo để xác định kích thước: thước kẹp, pam me, đồng hồ đo lỗ, đo chiều sâu, căn lá, mũi V, bàn rà.

- Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng: ca líp, các loại dưỡng, con lăn, trục chuẩn, các loại vòng chuẩn...

C. kiểm tra hư hỏng ngầm

Sử dụng các dụng cụ đặc biệt để phát hiện hư hỏng ngầm hoặc kiểm tra tính chất chi tiết: máy đo độ cứng, độ bóng, đàn hồi, các máy cân bằng tĩnh, cân bằng động, các máy dò khuyết tật: từ, siêu âm, quang tuyến... các thiết bị đo sử dụng quang học, khí động, các loại dụng cụ đồ gá để kiểm tra các vị trí tương quan giữa các bề mặt, các đường tâm...

Độ mòn cho phép không phải sửa chữa

HIttcrtlv1tgh1HIIttcrtlv2tgh2HIIIttcrtlv3tgh3Hình 6.2 Đồ thị hao mòn chi tiết HcrHcrHcrHgh1Hgh2Hgh3 Trong một cụm máy có nhiều loại chi tiết, điều kiện ma sát của từng loại cũng khác nhau. Các chi tiết khác nhau về vật liệu, gia công chế tạo... Vì vậy, trong quá trình làm việc các chi tiết của cụm máy có độ mòn không đồng đều. Khi cụm máy đưa vào sửa chữa có những chi tiết có thể dùng lại được, có chi tiết phải sửa chữa. Tuy nhiên, người ta chỉ quan tâm đến những chi tiết chủ yếu để quyết định đưa cụm máy vào sửa chữa.Nội dung kiểm tra phân loại là phát hiện và xác định những chi tiết còn dùng lại được, tức là chỉ mới mòn ở mức độ nào đó, chưa vượt quá giới hạn cho phép. Đó là độ mòn cho phép không phải sửa chữa của chi tiết. Ví dụ: có 3 chi tiết cùng lắp ghép với nhau trong một cụm máy. Giả sử tcr như nhau, do khả năng làm việc khác nhau nên tlv1<tlv2<tlv3. Trong đó, chi tiết 2 là chi tiết chính, vì vậy lấy tlv2 là thời gian sử dụng của cụm máy giữa hai kỳ sửa chữa.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask