<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Digital outputDigital supply

Hình 7.10: IC CA3308 lượng tử hóa song song.

- IC C43308 là một thí dụ về IC chuyển đổi A/D kiểu song song, 24 chân, vẽ ở Hình 7.10. IC có thể chuyển đổi một mẫu trong 66,7 nsec. Nó chứa một ngân hàng mạch so sánh. Tín hiệu analog vào các chân 16 và 21. Các điện thế tham khảo áp vào chân 10, 15, 20, 22 và 23. Tín hiệu digital ra được đọc từ các chân ( pins ) 1 đến 8.

CHUYỂN ĐỔI SỐ -TƯƠNG TỰ DAC (Digital analog converter)

Một tín hiệu digital được chuyển đổi thành analog nhờ mạch DAC. Để thực hiện việc chuyển đổi, ta chỉ cần kết hợp một mức mẫu với mỗi từ mã nhị phân. Vì từ mã biểu diễn cho một khoảng các trị mẫu, nên trị thực sự được chọn cho sự chuyển đổi, thường là điểm giữa của khoảng. Nếu A/D conv được thực hiện như đã mô tả trên đây, thì sự hoạt động ngược lại tương đương với việc phân chia một tróng soâ cho mỗi vị trí bit.

Xem trường hợp một từ nhị phân 4 bit. Ta giả sử rằng mẫu Analog thì được chuaơn hoa (Normallized, nghĩa là nó nằm trong khoảng giữa 0 và 1V ) và dùng sự mã hoá lần lượt. Sự chuyển đổi về trị Analog được thực hiện bằng cách đổi số nhị phân thành thập phân, chia cho 16 và cộng . Thí dụ, mã 1101 biểu diễn số thập phân 13, vậy ta đổi nó thành

.

Hình 7.11 vẽ cơ chế chuyển D/A. Nếu 1 xuất hiện ở vị trí MSB thì một pin 1/2V được đưa vào mạch ( S1 hở ). Bit thứ nhì kiểm soát một pin 1/4V và cứ thế. Mạch giải mã lý tưởng hình 7.11 tương tự với một mạch lượng tử hoá nối tiếp vì mỗi bit kết hợp với một thành phần riêng của trị mẫu.

Hình 7.11: Chuyển đổi D/A

  • Mạch đổi D/A kiểu đếm thì phức tạp hơn, như hình 7.12. Một clock đưa vào mạch tạo bậc thang ( Staircase ) và mạch Counter cùng lúc. Tín hiệu ra của Counter được so sánh với input digital ( nhị phân ). Khi soâ eâm baỉng vi t ma a vao, mách táo baôc thang se stop. Tín hiệu ra của mạch tạo bậc thang được lấy mẫu và giữ cho cho đến khi trị mẫu kế tiếp đạt được. Kết quả xấp xĩ bậc thang cuối cùng được làm phẳng nhờ một lọc LPF, để hồi phục lại một trị xấp xĩ với tín hiệu gốc.

Hình 7.12: DAC kiểu đếm

  1. DAC Thực Tế :

Giả sử một mạch DAC cần phải hoạt động theo bảng sự thật ở H.10.4. Điện thế ra V0 tăng từng bậc từ 0 đến 6v. Mỗi sự tăng của số đếm nhị phân làm tăng điện thế ra 0,4v.

Hình H.10.5 trình bày mạch logic của DAC này. Mạch gồm hai mạch: mạng điện trở và mạch khuếch đại tổng. Điện thế vào đặt lên mạng điện trở thông qua các ngắt điện D, B,C, A. Các ngắt điện này đóng khi bit vào tương ứng =1 và mở khi bit vào tương ứng = 0. Điện thế vào Vi­=3v và điện thế ra, dĩ nhiên, phải tuân theo bảng sự thật.

Lưu ý R4­, điện trở tương ứng với MSB, có trị nhơ nhất. R3­ ­(điện trở tương ứng với bit có trọng số 4) có trị gấp đôi R­4. R2­ gấp đôi R3 và R1 gấp đôi R2. Dễ thấy rằng, để cho DAC chính xác, trị giá các điện trở cần thật chính xác.

Vàonhị phân Ra Tương tự Vào Nhị phân Ra Tương tự
Hàng D C B A V0 Hàng D C B A V0
12345678 0 0 0 00 0 0 10 0 1 00 0 1 10 1 0 00 1 0 10 1 1 00 1 1 1 00.40.81.21.62.02.42.8 910111213141516 1 0 0 01 0 0 11 0 1 01 0 1 11 1 0 01 1 0 11 1 1 01 1 1 1 3.23.64.04.44.85.25.66

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Cơ sở viễn thông. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10755/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?

Ask