<< Chapter < Page Chapter >> Page >
MỤC ĐÍCH Một hệ thống máy tính, cũng giống như các thiết bị cơ - điện khác, luôn có nguy cơ bị hỏng hóc do nhiều nguyên nhân hư đĩa, mất nguồn, lỗi phần mềm v..v... Điều này dẫn đến hậu quả là sự mất thông tin. Vì vậy, hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải có các cơ chế đáp ứng lại nguy cơ hệ thống bị hỏng hóc, nhằm đảm bảo tính nguyên tử và tính lâu bền của các giao dịch. Chương này trình bày các nguyên lý của một hệ thống phục hồi nhằm khôi phục CSDL đến một trạng thái nhất quán trước khi xảy ra sự cố.YÊU CẦU Hiểu rõ các sự cố có thể xảy ra trong đời sống của một cơ sở dữ liệu, các nguyên nhân của sự không nhất quán dữ liệu.Hiểu các kỹ thuật phục hồi, các ưu nhược điểm của mỗi kỹ thuật.

Phân lớp hỏng hóc:

Có nhiều kiểu hỏng hóc có thể xảy đến với hệ thống, mỗi một trong chúng cần được ứng xử một cách riêng biệt. Trong chương này ta chỉ xét các kiểu hỏng hóc sau:

  • Hỏng hóc trong giao dịch: Có hai loại lỗi làm cho giao dịch bị hỏng hóc:1. Lỗi luận lý: Giao dịch không thể tiếp tục thực hiện bình thường được nữa do một số điều kiện bên trong không được thoả. ví dụ như: dữ liệu đầu vào không đúng, không tìm thấy dữ liệu, trào dữ liệu hoặc do việc sử dụng tài nguyên vượt hạn định.2. Lỗi hệ thống: Hệ thống rơi vào trạng thái không mong muốn ví dụ như trạng thái deadlock.
  • Hệ thống bị hư hỏng: Có một phần cứng sai chức năng hoặc có một sai sót trong phần mềm cơ sở dữ liệu hay hệ điều hành.
  • Đĩa bị hư hỏng: Một khối đĩa bị mất nội dung.

Để hệ thống có thể đề ra được chiến lược phục hồi lỗi phù hợp, trước tiên cần phải xác định các loại hỏng hóc trên các thiết bị lưu trữ dữ liệu. Sau đó, cần xác định những hỏng hóc này ảnh hưởng như thế nào đến nội dung cơ sở dữ liệu. Nhiệm vụ quan trọng sau cùng là đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo tính nhất quán của cơ sở dữ liệu và tính nguyên tử của giao dịch mỗi khi hỏng hóc đã phát sinh. Các giải pháp này thường được gọi là các giải thuật phục hồi ( recovery algorithms ).

Các giải thuật phục hồi gồm có hai phần:

  1. Các hành động được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động bình thường của giao dịch nhằm đảm bảo có đầy đủ thông tin cho việc phục hồi sau này.
  2. Các hành động được thực hiện sau khi lỗi phát sinh. Nhằm khôi phục nội dung của cơ sở dữ liệu trở về một trạng thái trước đó, và trạng thái này thoã mãn được các yêu cầu về tính nhất quán của cơ sở dữ liệu, tính bền và tính nguyên tử của giao dịch .

Cấu trúc lưu trữ:

Như đã xét trong chương II, các hạng mục dữ liệu khác nhau của cơ sở dữ liệu có thể được lưu trên nhiều phương tiện lưu trữ khác nhau. Để nắm được cách thức đảm bảo tính nguyên tử và tính lâu bền của một giao dịch, cần phải có cái nhìn sâu hơn về các loại thiết bị lưu trữ dữ liệu và cách thức truy xuất chúng.

Các loại lưu trữ:

  • Lưu trữ không ổn định ( volatile storage ): Thông tin lưu trong thiết bị lưu trữ không ổn định sẽ bị mất khi hệ thống bị hỏng hóc. Ví dụ của thiết bị lưu trữ không ổn định là: bộ nhớ chính, bộ nhớ cache. Sự truy cập đến các thiết bị lưu trữ không ổn định là cực nhanh. Lý do: một là: do tính chất của bộ nhớ cho phép như vậy; hai là: có thể truy xuất trực tiếp các hạng mục dữ liệu chứa trong nó.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10838/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ quản trị cơ sở dữ liệu' conversation and receive update notifications?

Ask