<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Bảng 5-1: các thông số các thiết bị

Thiết bị Môi chất bên trong Nhiệt độ Cách nhiệt
1. Tank lên men, thành phẩm, men giống Dịch bia đứng yên 8oC 100mm
2. Thùng glycol Glycol có chuyển động -5oC 150mm
3. Bình bay hơi Lỏng NH3 đang sôi -15oC 150mm
4. Thùng nước 1oC Nước lạnh đứng yên 1oC 100mm

Bảng 5-2 :thông số cách nhiệt các thiết bị

STT Tên lớp vật liệu Độ dày, mm Hệ số dẫn nhiệtW/m.K
1 Lớp inox vỏ ngoài 0,5  0,6 45,3
2 Lớp polyurethan 100  150 0,018  0,020
3 Lớp thân bên trong 3  4 45,3

Tổn thất nhiệt do làm lạnh dịch đường

Nhiệt cần làm lạnh dịch đường từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ bảo quản được thực hiện qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Làm lạnh dịch bia sau hệ thống nấu (khoảng 80oC) xuống 20oC bằng nước lạnh 1oC.

- Làm lạnh tiếp bằng glycol từ 20oC xuống 8oC

Tất cả các tổn thất do làm lạnh này đều là phụ tải của máy nén lạnh do đó không cần phân biệt giai đoạn, mà được tính từ 80oC xuống 8oC:

Việc tính phụ tải lạnh máy nén sẽ rất khác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm và cách thiết kế hệ thống lạnh. Để hạ nhanh dịch đường húp lông hoá sau hệ thống nấu nếu sử dụng phương pháp làm lạnh trực tiếp, sẽ đòi hỏi máy lạnh có công suất rất lớn. Ngược lại nếu sử dụng nước lạnh 1oC để làm lạnh, nhờ quá trình tích lạnh thì công suất lạnh yêu cầu sẽ bé hơn nhiều.

Theo quan điểm này, phụ tải nhiệt cần thiết để làm lạnh dịch đường húp lông hoá được tính như sau:

Q 2 = G d . C p . ( t 1 t 2 ) 24 x 3600 size 12{Q rSub { size 8{2} } = { {G rSub { size 8{d} } "." C rSub { size 8{p} } "." \( t rSub { size 8{1} } - t rSub { size 8{2} } \) } over {"24"x"3600"} } } {} , W(5-3)

+ Gd – Lượng dịch đường húp lông hoá trong một ngày đêm, kg/ngày đêm;

+ Cp – Nhiệt dung riêng của dịch đường húp lông hoá. Dịch đường sau húp lông hoá là một hỗn hợp rất phức tạp phụ thuộc vào loại nguyên liệu và thiết bị công nghệ sản xuất. Vì vậy nhiệt dung riêng của dịch đường húp lông hoá không có giá trị cố định và chính xác cho tất cả các hệ thống. Một cách gần đúng có thể lấy theo nhiệt dung riêng của nước;

+ t1, t2- Nhiệt độ của dịch đường trước và sau khi được làm lạnh. Sau khi qua hệ thống nấu và được đưa húp lông hoá ở nhiệt độ sôi 100oC, dịch đường được đưa sang thiết bị lọc và thùng lắng xoáy trước khi được làm lạnh, vì vậy nhiệt độ t1 khoảng 80oC, nhiệt độ đầu ra phải đạt nhiệt độ bảo quản trong tank lên men, tức t2 = 8oC.

Tổn thất nhiệt để làm lạnh các đối tượng khác.

Trong các nhà máy bia công suất lạnh do máy lạnh tạo ra còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, tuỳ thuộc thực tế tại nhà máy và cần phải được tính đến, cụ thể là:

1. Tổn thất để làm lạnh trung gian trong hệ thống thu hồi CO2 - Q31

Việc làm mát trung gian sau các cấp nén của máy nén CO2 trong hệ thống thu hồi khí này được thực hiện bằng nhiều phương pháp: Sử dụng nước hoặc glycol của hệ thống làm lạnh và bảo quản bia. Trong trường hợp cuối, cần phải tính tổn thất này, khí tính phụ tải lạnh của máy làm lạnh glycol.

Trong trường hợp này, một cách gần đúng có thể lấy công suất lạnh cần thiết để làm mát trung gian 2 cấp, bằng tổng công suất nhiệt làm mát trung gian ở các cấp của máy nén CO2 :

Q31 = Qtg1 + Qtg2, W(5-4)

Q31- Tổn thất nhiệt để làm mát trung gian, W

Qtg1, Qtg2 – Công suất làm mát trung gian của máy nén CO2, W

2. Bảo quản hoa Q32

Hoa húp lông sâu khi sấy được tiến hành phân loại và sau đó xông SO2. Công việc xông hơi được tiến hành trong buồng kín. Liều lượng lưu huỳnh đem sử dụng khoảng 0,5 1 kg /100 kg hoa. Mục đích là để hạn chế quá trình ôxi hoá và sự phát triển của vi sinh. Sau khi xông hơi hoa được ép chặt thành bánh và xếp vào túi polyetylen, hàn kín và cho vào thùng kim loại đem đi bảo quản.

Hoa húp lông được bảo quản ở chế độ nhiệt độ khoảng 0,5  2oC.

Tổn thất nhiệt ở kho bảo quản hoa húp lông bao gồm tất cả các tổn thất tương tự như các kho bảo quản khác.

3. Điều hoà không khí Q33

Trong một số nhà máy, người ta tận dụng lạnh của hệ thống làm lạnh glycol để điều hoà cho một số khu vực nhất định của nhà máy, chẳng hạn như khu văn phòng, các phòng thí nghiệm, các phòng làm việc khác trong khu chế biến. Đây là một phương án rất kinh tế và hiệu quả.

Tổn thất nhiệt do để điều hoà được xác định theo công thức:

Q 33 = Q T . I C I O I T T O size 12{Q rSub { size 8{"33"} } =Q rSub { size 8{T} } "." { {I rSub { size 8{C} } - I rSub { size 8{O} } } over {I rSub { size 8{T} } - T rSub { size 8{O} } } } } {} , W(5-5)

IC, IV , IT – En tanpi trạng thái không khí trước khi vào, ra dàn lạnh và trong buồng điều hoà không khí.

QT – Nhiệt thừa của các phòng điều hoà, W

Nhiệt thừa QT được xác định nhờ tính cân bằng nhiệt của các phòng.



Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống máy và thiết bị lạnh. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10841/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống máy và thiết bị lạnh' conversation and receive update notifications?

Ask