<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Việc xử lý Nitrate kali không có ảnh hưởng lên số trái, trọng lượng trái và tổng số chất rắn hoà tan trong trái (Mosqueda và ctv., 1982). Sergent and Leal (1989) cũng tìm thấy rằng phun KNO3 ở liều lượng 10 g/L có hiệu quả ra hoa sau 7 ngày trên chồi 10 tháng tuổi nhưng không có hiệu quả trên sự đậu trái hoặc năng suất. Tuy nhiên, biện pháp xử lý ra hoa xoài bằng Nitrate kali được Hội Đồng Nghiên Cứu Nông Nghiệp Philippines (1978) xác nhận là biện pháp đáng tin cậy. Ngoài ra, Nitrate kali còn thúc đẩy cho xoài ra hoa đồng loạt, giúp kéo dài mùa thu hoạch xoài, cung cấp xoài trong mùa nghịch và đây là biện pháp rẻ tiền dễ áp dụng.

- Đáp ứng của giống xoài lên sự xử lý ra hoa bằng Nitrate kali

Tìm hiểu sự đáp ứng của các giống xoài trong nước (Philippimes) và các giống nhập nội từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ, Bondad và ctv. (1977) tìm thấy rằng xử lý Nitrate kali ở nồng độ 1-2% trong thời gian từ tháng 10-12 chỉ có hiệu quả kích thích ra hoa trên xoài M. indica, đặc biệt là hai giống xoài Pico và Carabao, trong đó giống xoài từ Việt Nam được xác nhận là xoài cát thuộc M. indica nhưng cũng không đáp ứng với việc xử lý ra hoa bằng Nitrate kali.

Rojas và Leal (1995) cho biết xử lý Nitrate kali ở nồng độ 6%, ông đã kích thích ra hoa sớm (tháng 9-10) và làm tăng tỉ lệ số chồi ra hoa trên cây xoài Haden 2 năm tuổi. Sergent và ctv. (1997) tìm thấy Nitrate kali ở liều lượng 36g/L có hiệu quả duy trì năng suất cao liên tục trong hai năm trên cây xoài Haden 5 năm tuổi, trong khi cây đối chứng cho năng suất thấp và bị hiện tượng cho trái cách năm rất nặng.

Hiệu quả của Nitrate kali tuỳ thuộc vào từng giống xoài. Hầu hết các nhà nghiên cứu cũng như Bondad (1989) đều khẳng định rằng các giống xoài của Philippines như “Carabao”, “Pahutan”, và “Pico” đáp ứng rất tốt với Nitrate kali dưới những điều kiện sinh lý được xác định cũng như không xác định. Calvo (1983) báo cáo rằng ở liều lượng 15 g/L cho kết quả tốt trên giống xoài “Pico”, tỉ lệ ra hoa đạt 100% và mầm hoa xuất hiện trong 6 ngày. Trong lúc đó, liều lượng 10 g/L là tốt nhất cho xoài “Carabao”, đạt tỉ lệ ra hoa 80% sau 7 ngày, xoài “Senorita” ra hoa 100% sau 9 ngày ở liều lượng từ 16-20 g/L. Trên giống xoài “Dudul”, Oyao and Calvo (1994) cho biết liều lượng 6 g/L dường như tốt nhất cho giống xoài nầy. Tuy nhiên, ở vùng Colima của Mexico, được khuyến cáo sử dụng Nitrate kali ở nồng độ 40 g/L vào hai tuần đầu của tháng 11 cho hai giống xoài Haden và Manila (Lyannaz, 1994). Maas (1989) cũng ghi nhận xoài Keitt và Tommy Atkins ra hoa 100% khi xử lý Nitrate kali ở nồng độ 2% vào cuối mùa mưa (ngày 16/11). Tuổi chồi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đối với sự đáp ứng với xử lý KNO3. Bugante (1995) cho biết rằng mầm hoa có thể xuất hiện trên chồi từ 4-9 tháng tuổi tuỳ thuộc vào thời gian xuất hiện, nhưng Bondad (1989) khẳng định rằng chồi sáu tháng kể từ khi xuất hiện có thể đáp ứng với việc kích thích ra hoa.

Khảo sát khả năng gây hại của Nitrate ammonium và Nitrate kali, Bondad và Reyes (1991) cho biết phun NH4NO3 ở liều lượng 20-60g/l sẽ gây ra cháy lá, rất độc cho cây xoài trong khi đó Nitrate kali ở liều lượng từ 10-40g/l không làm cháy lá. Bondad và ctv. (1979) cho rằng những báo cáo cho rằng Nitrate kali gây độc cho cây xoài là sự bịa đặt và ông cho rằng nếu có sự độc hại nào đó là do những yếu tố khác trong quá trình phun hơn là gây ra bởi Nitrate kali.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask