<< Chapter < Page Chapter >> Page >

* nhóm chất bắt chước cấu trúc của acid 2-oxoglutaric

Nhóm chất bắt chước cấu trúc của acid 2-oxoglutaric là chất có chất nền kết hợp của hai quá trình oxid hoá, xúc tác các bước sau trong quá trình hình thành GA. Nghiên cứu với sự điều chế tế bào tự do phát hiện rằng hầu hết các bước tiếp theo sau GA12-aldehyde đền bị ngăn cản bởi prohexadione-Ca. Sự hydroxylation ở vị trí 3 (hình thành GA1 từ GA20) và ở vị trí 2 (sự biến đổi của GA1 thành GA8). Tác động của nhóm nầy là ngăn cản một cách đặc biệt 3-hydroxylation, từ đó ngăn cản sự hình thành các GA có hoạt tính cao từ các tiền chất không hoạt động. Nhóm nầy bao gồm các chất Prohexadione-Ca, Trinexapact-ethyl và Daminozide (B-995, SADH). Các chất trong nhóm nầy được dùng để ổn định thân cây ngũ cốc, hoa màu và cây cải dầu; kiểm soát sự sinh trưởng của cỏ trồng và làm giảm sự sinh trưởng dinh dưỡng trên cây ăn trái.

Hình 4.12 Cấu tạo của nhóm chất bắt chước cấu trúc của 2-oxoglutaric. I: Prohexadione-Ca; II: Trinexapacethyl; III: Daminozide (SADH, B-995, B-9 hoặc Alar); IV: 2-oxoglutaric acid

* nhóm chất 16, 17-dihydro-ga5

Nhóm 16, 17-Dihydro-GA5 và những cấu trúc liên quan tác động chủ yếu bởi sự bắt chước tiền chất GA của hai quá trình oxid hoá tương tự. Bằng chứng cho thấy hiệu quả ức chế sinh trưởng do sự ngăn cản sự oxid hoá trong giai đoạn sau (hình thành GA1) của quá trình sinh tổng hợp GA, đặc biệt là sự hydrogen hoá nhóm 3. Nhóm nầy bao gồm các chất exo-16, 17-Dihydro-GA5-13-acetat. Các dẫn xuất của 16, 17-dihydro đặc biệt là GA5 có tương tác rất đặc biệt với sự hình thành GA của các loài cỏ thuộc loài Graminae. Hiệu quả của 16, 17 dihydro-GAs tương tự như prohexadione-Ca, tức là làm giảm nồng độ GA1 trong khi nồng độ GA20 thì tăng đáng kể trên cây Sorghum bicolor.

Hình 4.13 Cấu tạo của chất 16, 17-dihydro-GAs exo 16, 17-Dihydro-GA5-13 acetate

Chlorate kali (kclo3)

Bắt đầu từ giữa năm 1999, việc sử chlorat kali kích thích ra hoa có hiệu quả trên cây nhãn E-daw (giống nhãn khá nổi tiếng của Thái Lan) trồng ở Đồng Nai và những kết quả từ Thái Lan cho biết việc sử dụng chlorate kali để kích thích cho nhãn ra hoa đã làm xôn xao dư luận người trồng nhãn. Bởi vì từ lâu, người trồng nhãn chỉ áp dụng biện pháp kích thích cho nhãn ra hoa chủ yếu bằng biện pháp khoanh cành mà kết quả thường không ổn định, đặc biệt là trong mùa nghịch. Do đó, việc tìm ra một hóa chất có hiệu quả kích thích ra hoa có hiệu quả và ổn định rất có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học cũng như trong sản xuất.

* đặc tính của chlorate kali

Chlorate kali là một chất có tính oxid hóa rất mạnh, phóng thích ra khí oxy khi bị oxid hóa (KCLO3  KClO + O2), có thể dùng như một chất diệt cỏ, làm lá bị vàng và rụng khi phun lên lá hoặc làm rễ và chóp rễ bị thối khi tưới vào đất. Khi áp dụng ở nồng độ thấp hơn liều lượng để diệt cỏ, chlorate kali sẽ làm lá bị vàng, tinh bột trong thân và rễ bị phân hủy. Chlorate kali là một chất dễ cháy và gây nổ khi hỗn hợp với một số chất khác như một số loại phân bón có gốc ammonium. Theo khuyến cáo của các cơ quan nghiên cứu thì việc bảo quản chlorate kali cần phải tránh những những va chạm, ma sát. Tránh xa những chất dễ gây cháy như xăng dầu, các chất hữu cơ, acid, các muối ammonium (như phân SA). Không nên để hóa chất trên sàn gỗ. Tránh gây ra cháy, nổ khi vận chuyển chlorate kali cũng là vấn đề cần được quan tâm đúng mức để bảo đảm sự an toàn về người và tài sản. Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất phải được chấp hành nghiêm ngặt để đề phòng ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người sử dụng

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask