<< Chapter < Page Chapter >> Page >

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

Hình 6.2 : Bảo vệ khoảng cách trong mạng hở có nguồn cung cấp từ 2 phía

a) Sơ đồ mạng được được bảo vệ

b) Đặc tính thời gian nhiều cấp

Khi xảy ra ngắn mạch ở điểm N, các bảo vệ 3 và 4 của đường dây hư hỏng BC ở gần điểm ngắn mạch nhất (có khoảng cách l3 và l4) sẽ tác động với thời gian bé nhất tI. Các bảo vệ 1 và 6 cũng khởi động nhưng chúng ở xa điểm ngắn mạch hơn (l1>l3 và l6>l4) nên chúng chỉ có thể tác động như là một bảo vệ dự trữ trong trường hợp đoạn BC không được cắt ra bởi các bảo vệ 3 và 4.

Các bảo vệ 2 và 5 cũng cách điểm ngắn mạch một khoảng l3 và l4 (giống như bảo vệ 3 và 4), muốn chúng không tác động thì các bảo vệ này cũng như tất cả các bảo vệ khác phải có tính định hướng, bảo vệ chỉ tác động khi hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp về phía đường dây được bảo vệ. Tính định hướng tác động của bảo vệ được đảm bảo nhờ bộ phận định hướng công suất riêng biệt hoặc là nhờ một bộ phận chung vừa xác định khoảng cách đên điểm ngắn mạch vừa xác định hướng của dòng công suất ngắn mạch.

Sơ đồ bảo vệ khoảng cách:

Trong trường hợp chung, bảo vệ khoảng cách có các bộ phận chính như sau:

* Bộ phận khởi động: có nhiệm vụ :

- Khởi động bảo vệ vào thời điểm phát sinh hư hỏng.

- Kết hợp với các bộ phận khác làm bậc bảo vệ cuối cùng.

Bộ phận khởi động thường được thực hiện nhờ rơle dòng cực đại hoặc rơle tổng trở cực tiểu.

* Bộ phận khoảng cách : đo khoảng cách từ chổ nối bảo vệ đến điểm hư hỏng, thực hiện bằng rơle tổng trở.

* Bộ phận tạo thời gian: tạo thời gian làm việc tương ứng với khoảng cách đến điểm hư hỏng, được thực hiện bằng một số rơle thời gian khi bảo vệ có đặc tính thời gian nhiều cấp.

* Bộ phận định hướng công suất: để ngăn ngừa bảo vệ tác động khi hướng công suất ngắn mạch từ đường dây được bảo vệ đi vào thanh góp của trạm, được thực hiện bằng rơle định hướng công suất riêng biệt hoặc kết hợp trong bộ phận khởi động và khoảng cách, nếu các bộ phận này thực hiện bằng rơle tổng trở có hướng.

Trên hình 6.3 là sơ đồ nguyên lí một pha của bảo vệ khoảng cách có đặc tính thời gian nhiều cấp, có bộ phận khởi động dòng điện, không có các phần tử nào thực hiện chung nhiệm vụ của một số bộ phận.

Bộ phận khởi động dùng rơle dòng 3RI, bộ phận định hướng công suất - 4RW, bộ phận khoảng cách - cấp I: 5RZ, cấp II: 6RZ, và bộ phận tạo thời gian - cấp I: 8RGT, cấp II: 10RT, cấp III: 7RT.

Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ, 3RI và 4RW sẽ khởi động và khép tiếp điểm của chúng, cực (+) của nguồn thao tác được đưa đến tiếp điểm của 5RZ, 6RZ và đến cuộn dây của 7RT.

Nếu ngắn mạch xảy ra trong phạm vi vùng I, các rơle 5RZ, 8RGT sẽ khởi động và qua rơle 9Th sẽ đưa xung đi cắt 1MC với thời gian tI. Nếu xảy ra hư hỏng ở xa hơn trong vùng II, rơle 5RZ không khởi động, các rơle 6RZ và 10RT tạo thời gian tII của cấp thứ II sẽ khởi động và cho xung đi cắt 1MC qua rơle 11Th. Khi ngắn mạch xa hơn nữa trong vùng III, các rơle 5RZ và 6RZ sẽ không khởi động, 1MC bị cắt với thời gian tIII tạo nên bởi 7RT qua 12Th. Như vậy, trong sơ đồ đang xét bộ phận khoảng cách không kiểm soát vùng III và khi ngắn mạch trong vùng đó bảo vệ (theo hình 6.3) sẽ làm việc như là một bảo vệ dòng cực đại có hướng.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Bảo vệ rơ le và tự động hóa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10749/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?

Ask