<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Cách thứ hai là thi hành lệnh sau lệnh nhảy nhưng lưu ý rằng hiệu quả của một lệnh nhảy bị chậm mất một lệnh. Vậy lệnh theo sau lệnh nhảy được thực hiện trước khi lệnh mà chương trình phải nhảy tới được thực hiện. Chương trình dịch hay người lập trình có nhiệm vụ xen vào một lệnh hữu ích sau lệnh nhảy.

Trong trường hợp nhảy có điều kiện, việc nhảy có thể được thực hiện hay không thực hiện. Lệnh hữu ích đặt sau lệnh nhảy không làm sai lệch chương trình dù điều kiện nhảy đúng hay sai.

Bộ xử lý RISC SPARC có những lệnh nhảy với huỷ bỏ. Các lệnh này cho phép thi hành lệnh sau lệnh nhảy nếu điều kiện nhảy đúng và huỷ bỏ thực hiện lệnh đó nếu điều kiện nhảy sai.

Siêu ống dẫn

Máy tính có kỹ thuật siêu ống dẫn bậc n bằng cách chia các giai đoạn của kỹ thuật ống dẫn đơn giản, mỗi giai đoạn được thực hiện trong khoản thời gian Tc, thành n giai đoạn con thực hiện trong khoản thời gian Tc/n. Độ hữu hiệu của kỹ thuật này tương đương với việc thi hành n lệnh trong mỗi chu kỳ Tc. Hình III.7 trình bày thí dụ về siêu ống dẫn bậc 2, có so sánh với siêu ống dẫn đơn giản. Ta thấy trong một chu kỳ Tc, máy dùng kỹ thuật siêu ống dẫn làm 2 lệnh thay vì làm1 lệnh trong máy dùng kỹ thuật ống dẫn bình thường. Trong máy tính siêu ống dẫn, tốc độ thực hiện lệnh tương đương với việc thực hiện một lệnh trong khoảng thời gian Tc/n. Các bất lợi của siêu ống dẫn là thời gian thực hiện một giai đoạn con ngắn Tc/n và việc trì hoãn trong thi hành lệnh nhảy lớn. Trong ví dụ ở hình III.7, nếu lệnh thứ i là một lệnh nhảy tương đối thì lệnh này được giải mã trong giai đoạn ID, địa chỉ nhảy đến được tính vào giai đoạn EX, lệnh phải được nhảy tới là lệnh thứ i+4, vậy có trì trệ 3 lệnh thay vì 1 lệnh trong kỹ thuật ống dẫn bình thường.

i IF1 IF2 ID1 ID2 EX1 EX2 MEM1 MEM2 RS1 RS2
i+1
i+2
i+3
i+4
i+5
i IF ID EX MEM RS
i+1 IF ID EX MEM RS
i+2 IF ID EX MEM RS

Hình III.7: Siêu ống dẫn bậc 2 so với siêu ống dẫn đơn giản.

Trong khoảng thời gian Tc, máy có siêu ống dẫn làm 2 lệnh

thay vì 1 lệnh như trong máy có kỹ thuật ống dẫn đơn giản.

Siêu vô hướng (superscalar)

Máy tính siêu vô hướng bậc n có thể thực hiện đồng thời n lệnh trong một chu kỳ xung nhịp Tc. Hình III.8 trình bày một ví dụ về sự vận hành của một máy tính siêu vô hướng bậc 2 so với một máy tính dùng kỹ thuật ống dẫn.

Trong một máy tính siêu vô hướng phần cứng phải quản lý việc đọc và thi hành đồng thời nhiều lệnh. Vậy nó phải có khả năng quản lý các quan hệ giữa số liệu với nhau. Cũng cần phải chọn các lệnh có khả năng được thi hành cùng một lúc. Những bộ xử lý đầu tiên đưa ra thị trường dùng kỹ thuật này là các bộ xử lý Intel i860 và IBM RS/6000. Các bộ xử lý này có khả năng thực hiện song song nhiều tác vụ trên số nguyên và trên số lẻ.

Năm 1992, người ta thấy xuất hiện các bộ xử lý có nhiều bộ thực hiện tác vụ độc lập với nhau (nhiều ALU, bộ tính toán số lẻ, nạp dữ liệu, lưu dữ liệu, nhảy), có thể thực hiện song song nhiều lệnh (lệnh tính số nguyên, số lẻ, lệnh bộ nhớ, lệnh nhảy...). Số lệnh có thể được thi hành song song càng nhiều thì phần cứng thực hiện việc này càng phức tạp.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kiến trúc máy tính. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10818/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?

Ask