<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Lưới rê (hay còn gọi là lưới giăng hoặc lưới cản) là một trong những ngư cụ phổ biến của nước ta hiện nay, bởi sản lượng do nghề này đem lại đứng hàng thứ hai sau lưới kéo. Mặt khác, người ta còn thấy lươí rê có thể hoạt động ở rất nhiều thủy vực khác nhau như, ao, hồ, sông và biển. Lưới rê có thể đánh bắt như là một ngư cụ cố định hoặc như là ngư cụ di động, có thể khai thác cả tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Để có thể hiểu rõ lưới rê ta hảy xem các đặc tính và kỹ thuật khai thác nó thể hiện như sau.
  1. Nguyên lý đánh bắt lưới Rê

Nguyên lý đánh bắt lưới rê theo nguyên tắc: “Lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của cá. Cá trên đường đi sẽ bị vướng vào mắt lưới và bị giữ lại lưới”.

  1. Phân loại lưới rê

Người ta có thể dựa vào kết cấu của lưới, hoặc tầng nước hoạt động hoặc tính năng của lưới hay khu vực khai thác mà có thể phân lưới rê thành nhiều loại khác nhau, thể hiện qua Bảng 4.1:

Bảng 4.1 - Phân loại lưới rê theo kết cấu lưới, tầng nước hoạt động, tính vận động của lưới và ngư cụ khai thác
Kết cấu lưới Tầng nước hoạt động Tính vận động của lưới Khu vực khai thác
FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới rê 1 lớpLưới rê 3 lớpLưới rê khung FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới rê tầng mặtLưới rê tầng giữaLưới rê tầng đáy FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới rê cố địnhLưới rê trôi FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Lưới rê ao, hồLưới rê sôngLưới rê biển
  1. Cấu tạo lưới rê
  • Chiều dài

Chiều dài lưới rê không nhất thiết là phải dài bao nhiêu thì vừa, chiều dài lưới rê phụ thuộc vào mức rộng lớn của khu vực khai thác, thủy vực càng rộng thì cho phép sử dụng lưới càng dài.

Tuy nhiên chiều dài lưới rê lại phụ thuộc vào qui mô sản xuất, nếu đánh bắt thủ công trong ao, hồ, kênh, rạch, sông nhỏ thì chiều dài thường từ 50-200 m, nhưng nếu đánh ngoài biển thì chiều dài có thể lên đến vài ngàn mét, có khi dài hơn 15 km.

  • Chiều cao

Chiều cao lưới rê phụ thuộc vào độ sâu ngư trường khai thác và tầng nước mà đối tượng khai thác thường hoạt động. Ở vùng nước nông (ao, hồ, sông), độ cao lưới rê thường từ 2-5 m, nhưng ở biển khơi, nơi có độ sâu khá lớn thì người ta không thể chọn độ cao bằng độ sâu ngư trường mà chỉ có thể thiết kế lưới có độ cao ứng với độ dầy của đàn cá hoạt động, thường từ 5-15 m. Tuy vậy để đưa lưới đến đúng độ sâu cần thiết thì người ta thường phải kết hợp chiều cao lưới với việc điều chỉnh các dây phao ganh.

  • Chọn kích thước mắt lưới

Kích thước mắt lưới Rê là thông số quan trọng trọng đánh bắt lưới rê. Mỗi loại lưới rê sẽ có kích thước mắt lưới khác nhau. Muốn đánh bắt cá lớn phải có kích thước mắt lưới lớn.

Tuy nhiên việc chọn kích thước mắt lưới rê phải căn cứ trên hình dạng của đối tượng khai thác, sao cho kích thước mắt lưới 4a phải lớn hơn chu vi mặt cắt ngang sau xương nắp mang của cá và phải nhỏ hơn chu vi mặt cắt ngang trước gai lưng của cá

  • Hệ số rút gọn

Việc xác định hệ số rút gọn trong lưới rê là nhằm làm cho hình dạng của mắt lưới rê có dạng sao cho càng gần giống với dạng diện tích mặt cắt ngang của cá càng tốt, bởi khi đó cá sẽ dễ dàng đóng vào mắt lưới. Do vậy, trong lưới rê hệ số rút gọn được chọn hài hòa theo hình dạng của đối tượng khai thác, hệ số rút gọn phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả đánh bắt của lưới rê, ngược lại hiệu quả khai thác sẽ kém.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask