<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Bảng II.6: Đặc tính của một vài máy CISC

Ví dụ, chương trình dịch đã biết sử dụng các thanh ghi và không có sự khác biệt đáng kể nào khi sử dụng ô nhớ cho các vi chương trình hay ô nhớ cho các chương trình. Điều này dẫn tới việc đưa vào khái niệm về một máy tính với tập lệnh rút gọn RISC vào đầu những năm 1980. Các máy RISC dựa chủ yếu trên một tập lệnh cho phép thực hiện kỹ thuật ống dẫn một cách thích hợp nhất bằng cách thiết kế các lệnh có chiều dài cố định, có dạng đơn giản, dễ giải mã. Máy RISC dùng kiểu thực hiện lệnh thanh ghi - thanh ghi. Chỉ có các lệnh ghi hoặc đọc ô nhớ mới cho phép thâm nhập vào ô nhớ. Bảng II.7 diễn tả ba mẫu máy RISC đầu tiên: mẫu máy của IBM (IBM 801) của Berkeley (RISC1 của Patterson) và của Stanford (MIPS của Hennessy). Ta nhận thấy cả ba máy đó đều có bộ điều khiển bằng mạch điện (không có ô nhớ vi chương trình), có chiều dài các lệnh cố định (32 bits), có một kiểu thi hành lệnh (kiểu thanh ghi - thanh ghi) và chỉ có một số ít lệnh.

Bộ xử lý IBM 801 RISC1 MIPS
Năm sản xuất 1980 1982 1983
Số lệnh 120 39 55
Dung lượng bộ nhớ vi chương trình 0 0 0
Độ dài lệnh (tính bằng bit) 32 32 32
Kỹ thuật chế tạo ECL MSI NMOS VLSI NMOS VLSI
Cách thực hiện lệnh Thanh ghi-thanh ghi Thanh ghi-thanh ghi Thanh ghi-thanh ghi

Bảng II.7 : Đặc tính của ba mẫu đầu tiên máy RISC

Tóm lại, ta có thể định nghĩa mạch xử lý RISC bởi các tính chất sau:

- Có một số ít lệnh (thông thường dưới 100 lệnh ).

- Có một số ít các kiểu định vị (thông thường hai kiểu: định vị tức thì và định vị gián tiếp thông qua một thanh ghi).

- Có một số ít dạng lệnh (một hoặc hai)

- Các lệnh đều có cùng chiều dài.

- Chỉ có các lệnh ghi hoặc đọc ô nhớ mới thâm nhập vào bộ nhớ.

- Dùng bộ tạo tín hiệu điều khiển bằng mạch điện để tránh chu kỳ giải mã các vi lệnh làm cho thời gian thực hiện lệnh kéo dài.

- Bộ xử lý RISC có nhiều thanh ghi để giảm bớt việc thâm nhập vào bộ nhớ trong.

Ngoài ra các bộ xử lý RISC đầu tiên thực hiện tất cả các lệnh trong một chu kỳ máy.

Bộ xử lý RISC có các lợi điểm sau :

- Diện tích của bộ xử lý dùng cho bộ điều khiển giảm từ 60% (cho các bộ xử lý CISC) xuống còn 10% (cho các bộ xử lý RISC). Như vậy có thể tích hợp thêm vào bên trong bộ xử lý các thanh ghi, các cổng vào ra và bộ nhớ cache .....

- Tốc độ tính toán cao nhờ vào việc giải mã lệnh đơn giản, nhờ có nhiều thanh ghi (ít thâm nhập bộ nhớ), và nhờ thực hiện kỹ thuật ống dẫn liên tục và có hiệu quả (các lệnh đều có thời gian thực hiện giống nhau và có cùng dạng).

- Thời gian cần thiết để thiết kế bộ điều khiển là ít. Điều này góp phần làm giảm chi phí thiết kế.

- Bộ điều khiển trở nên đơn giản và gọn làm cho ít rủi ro mắc phải sai sót mà ta gặp thường trong bộ điều khiển.

Trước những điều lợi không chối cãi được, kiến trúc RISC có một số bất lợi:

  • Các chương trình dài ra so với chương trình viết cho bộ xử lý CISC. Điều này do các nguyên nhân sau :
  • Cấm thâm nhập bộ nhớ đối với tất cả các lệnh ngoại trừ các lệnh đọc và ghi vào bộ nhớ. Do đó ta buộc phải dùng nhiều lệnh để làm một công việc nhất định.
  • Cần thiết phải tính các địa chỉ hiệu dụng vì không có nhiều cách định vị.
  • Tập lệnh có ít lệnh nên các lệnh không có sẵn phải được thay thế bằng một chuỗi lệnh của bộ xử lý RISC.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kiến trúc máy tính. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10818/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?

Ask