<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Máy nghiền bi. Nghiền các chất hoạt hoá sinh học trong các máy nghiền bi được thực hiện nhờ các bi kim loại hay bi sứ trong tang quay. Khi tang quay các bi (do lực ma sát với thành) nâng lên một chiều cao nhất định, sau đó rơi xuống. Mức độ nghiền trong máy nghiền bi bằng 50  100. Thường tang quay chứa một lượng bị chiếm nửa thể tích. Đường kính bi 25  150 mm. Thời gian của quá trình phụ thuộc vào độ bền của sản phẩm ban đầu và mức nghiền theo quy định.

Tháo sản phẩm nghiền qua tấm chắn - lưới ở dưới tang quay. Để cho quá trình nghiền được bính thường cần phải tuân theo các điều kiện sau:

P lt = M Ω 2 R = M πn 30 2 R size 12{P rSub { size 8{"lt"} } =M %OMEGA rSup { size 8{2} } R=M left ( { {πn} over {"30"} } right ) rSup { size 8{2} } R} {}

trong đó: Plt - lực ly tâm, N;

R - khối lượng các bi, kg;

 - tốc độ góc, độ/s;

n - số vòng quay của tang, vòng/s;

R - bán kính quay của các bi, m.

Số vòng quay tới hạn được xác định theo công thức:

n th = 900 q π 2 R 42 , 3 D size 12{n rSub { size 8{"th"} } = sqrt { { {"900"q} over {π rSup { size 8{2} } R} } } approx { {"42",3} over { sqrt {D} } } } {}

trong đó: D - đường kính quay của các bi, m.

Công suất của các máy nghiền bi Q được xác định cho mỗi loại nguyên liệu và phụ thuộc vào các tính chất cơ học và mức độ nghiền:

Q = KVD 0,6

trong đó: K - hệ số biến đổi (K = 2,4  0,4 khi kích thước trung bình các tiểu phần vật liệu nghiền từ 0,2  0,075 mm);

V - thể tích tang quay, m3;

D - đường kính tang quay, m.

Máy nghiền hạt. Để nghiền siêu mịn một cách liên tục bằng cơ học (tán sắc) để tạo thành nhũ tương thường sử dụng các máy nghiền hạt. Máy gồm hộp tán với bộ dẫn động điện và trạm bơm. Hộp tán là ống xilanh đứng có áo để làm lạnh, bên trong hộp có trục được lắp các đĩa.

Sản phẩm ban đầu có dạng huyền phù được bơm đẩy vào phần dưới của hộp tán, chứa các bi thuỷ tinh. Khi rôto quay, các tiểu phần cứng của vật liệu do ma sát sẽ bị va đập với các bi nghiền có đường kính 0,8  1,2 mm. Khi qua đoạn ống trên, sản phẩm bị đẩy vào thùng chứa.

Các bộ phận được tiếp xúc với nguyên liệu đều được chế tạo bằng thép không gỉ. Sức chứa của hộp 125 lít; nhiệt độ trong hộp nghiền đến 500C, trong áo 200C; công suất động cơ 40 kW. Kích thước cơ bản 170010303290 mm; khối lượng 3100 kg.

Thiết bị tiêu chuẩn hoá các nguyên liệu rời và dạng bột nhão

Để tiêu chuẩn hoá các chất hoạt hoá sinh học người ta sử dụng các máy trộn khác nhau. Theo nguyên tắc tác động của các loại máy trộn, có thể là tuần hoàn hay gián đoạn. Trong công nghiệp vi sinh thường sử dụng các loại máy sau: máy trộn băng tải liên tục, máy trộn ly tâm có cánh khuấy, máy phun bằng khí động học, máy trộn vít tải hệ hành tinh.

Máy trộn tác động gián đoạn kiểu guồng xoắn, hệ hành tinh. Loại này dùng để trộn và phân bổ đều các vật liệu rời có kích thước các tiểu phần  5 mm (hình 14.3) gồm buồng trộn 1 dạng nón, bên trong có hai vít tải: vít trung tâm 2 được lắp theo trục của buồng trộn và vít nghiêng 3 được lắp theo cạnh hình nón. Đầu dưới vít trung tâm được lắp với ổ trục, còn đầu trên nối với thanh gạt qua khớp nối. Thanh gạt và các vít tải quay được nhờ các bộ dẫn động độc lập nằm trên nắp của buồng trộn. Các vít tải quay quanh trục nhờ bộ dẫn động gồm động cơ và hộp giảm tốc, còn thanh gạt quay được nhờ bộ dẫn động qua khớp nối và truyền động trục vít.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10752/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?

Ask