<< Chapter < Page
  Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật     Page 33 / 37
Chapter >> Page >

c. Đối với hệ thống phanh thủy lực khí nén

Trên ô tô tải thường sử dụng hệ thống phanh thủy lực khí nén: cơ cấu phanh làm việc nhờ thủy lực, điều khiển nhờ khí nén.

Khi chẩn đoán cần tiến hành các công việc cho hệ thông phanh thủy lực và các công việc cho phần hệ thống phanh khí nén. Ngoài ra còn cần tiến hành các công việc sau:

c1. Kiểm tra áp lực khí nén sau van phân phối p (kG/cm2) tương ứng với các vị trí góc bàn đạp phanh (β0)

Lắp đồng hồ đo áp suất khí nén vào đầu vào của xi lanh khí nén. Đồng hồ đo có giá trị đo lớn nhất tới 10kG/cm2.

Nổ máy cho động cơ làm việc ổn định, áp suất khí nén đạt giá trị 7,0 kG/cm2.

Hình 10.48. Phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển tại van phân phối

Dùng thước đo chiều cao hay thước đo độ đo vị trí bàn đạp phanh, tương ứng với các góc cho trong bảng, ghi lại giá trị áp suất chỉ thị trên đồng hồ.

Nếu các giá trị đo được nằm trong vùng của hai đường đậm thì van phân phối và hệ thống thủy lực làm việc tốt. Nếu nằm ngoài cần tiến hành xem xét tiếp chất lượng của van phân phối và hệ thống.

c2. Kiểm tra áp lực thủy lực sau xi lanh chính p(kG/cm2) tương ứng với các vị trí góc bàn đạp phanh (β0)

Lắp đồng hồ đo áp suất khí nén vào đầu ra của van phân phối. Đồng hồ đo có giá trị đo lớn nhất tới 10kG/cm2.

Nổ máy cho động cơ làm việc tới nhiệt độ ổn định, áp suất khí nén đạt giá trị 7,0 kG/cm2.

Dùng đồng hồ đo áp suất thủy lực lắp ở đầu ra. Xả không khí trong hệ thống sau đó vặn chặt đồng hồ đo.

Đạp bàn đạp theo mức độ phanh nhẹ, theo dõi đồng hồ đo áp suất thủy lực, nhận rõ trạng thái áp suất thủy lực bắt đầu gia tăng, xác định giá trị áp suất khí nén.

Đạp bàn đạp theo mức độ chế độ phanh ngặt, theo dõi đồng hồ đo áp suất thủy lực, đồng hồ đo áp suất khí nén, xác định áp suất khí nén cực đại và áp suất thủy lực cực đại.

Kết quả được xem xét theo kết cấu:

Với loại van phân phối không chênh áp suất thủy lực giữa cầu trước và cầu sau (loại I).

Với loại van phân phối chênh áp suất thủy lực giữa cầu trước và cầu sau (loại II).

Hình 10.48. Phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển tại xi lanh khí nén và thủy lực

d. Đối với ô tô nhiều cầu chủ động làm việc ở chế độ luôn gài

Một số ô tô có khả năng cơ động cao sử dụng hệ thống truyền lực với nhiều cầu chủ động. Cầu trước và cầu sau liên kết với nhau thông qua khớp ma sát và làm việc ở chế độ luôn gài cả hai cầu. Nếu khi đo kiểm tra phanh trên bệ thử chỉ cho một cầu, thì các giá trị đo không phản ảnh được mô men phanh trên các cơ cấu phanh của bánh xe.

Trong trường hợp này có thể đánh giá thông qua:

Tháo các đăng liên kết giữa các cầu và từng cầu xe riêng biệt thử trên bệ thử thông thường.

Sử dụng các bệ thử có khả năng lưu trữ dữ liệu của nhà sản xuất khi thử trên bệ thử phanh một cầu thông thường. Sau khi thử xong so sánh kết quả với số liệu được lưu trữ.

Thử phanh ô tô trên đường.

Sử dụng bệ thử chuyên dụng cho ô tô hai cầu chủ động, thử đồng thời trên hai cầu.

Một vài dạng sơ đồ ô tô có khả năng cơ động sử dụng hệ thống truyền lực với nhiều cầu chủ động. Hình 10.49.

Hình 10.49. Các dạng cấu trúc truyền lực trên ô tô con có khả năng cơ động

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask