<< Chapter < Page
  Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật     Page 16 / 37
Chapter >> Page >
+ Kiểm tra khe hở hướng kính hình 10.34 b. Hạ kích để bánh xe đứng trên mặt đất. Trị số chỉ trên đồng hồ là khe hở hướng kính u. u ≤ 0,75mm, nếu khe hở lớn hơn ta phải thay bạc chốt chuyển hướng mới. Hình 10. 34. Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng1- đồng hồ so; 2- mâm phanh; 3- dầm cầu

Chẩn đoán hệ thống lái có trợ lực

a. Xác định hiệu quả của trợ lực

Để ô tô đứng yên tại chỗ, không nổ máy, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái. Cho động cơ hoạt động ở các số vòng quay khác nhau: chạy chậm, có tải, gần tải lớn nhất, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái.

So sánh bằng cảm nhận lực trên vành lái ở hai trạng thái, để biết được hiệu quả của trợ hệ thống lực lái.

b. Đối với hệ thống có trợ lực thủy lực

b1. Kiểm tra bên ngoài

Trước khi kiểm tra chất lượng của hệ thống trợ lực thủy lực cần thiết phải xem xét và hiệu chỉnh theo các nội dung sau:

Sự rò rỉ dầu trợ lực xung quanh bơm, van phân phối, xi lanh lực, các đường ống và chỗ nối.

Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai kéo bơm thủy lực.

Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu, nếu cần thiết phải bổ sung dầu.

Kiểm tra và làm sạch lưới lọc dầu nếu có thể.

b2. Xác định hiệu quả trợ lực trên giá đỡ mâm xoay

Việc xác định hiệu quả của trợ lực còn có thể xác định trên mâm xoay. Trình tự tiến hành theo hai trạng thái động cơ không làm việc và động cơ hoạt động ở chế độ không tải. So sánh lực đánh lái trên vành lái

b3. Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ dụng cụ chuyên dùng đo áp suất

Xác đinh chất lượng hệ thống thủy lực bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất sau bơm, như trên hình 10.35.

Dụng cụ đo chuyên dùng gồm: một đường ống nối thông đường dầu, trên đó có bố trí đầu nối ba ngả để dẫn dầu vào đường dầu đo áp suất, đồng hồ này có khả năng đo đến 150 kG/cm2, phía sau là van khóa đường dầu cung cấp cho van phân phối. Dụng cụ này được lắp nối tiếp trên đường dầu ra cơ cấu lái.

Hình 10.35. Đo áp suất bơm bằng dụng cụ chuyên dùng+ Sau khi lắp dụng cụ vào đường dầu, cho động cơ làm việc, chờ cho hệ thống nóng lên tới nhiệt độ ổn định (sau 15 đến 30 giây).

+ Tiến hành xả hết không khí trong hệ thống thủy lực bằng cách: đánh tay lái về hai phía, tại các vị trí tận cùng dừng vành lái và giữ tại chỗ khoảng 2÷3 phút.

+ Để động cơ làm việc với chế độ không tải, mở hết van khóa của dụng cụ đo chuyên dùng để dầu lưu thông. Xác định áp suất làm việc của hệ thống trên đồng hồ (p1) tương ứng khi ô tô chạy thẳng.

+ Để động cơ làm việc với số vòng quay trung bình, đóng hết van khóa của dụng cụ để khóa kín đường dầu. Xác định áp suất làm việc của bơm không tải trên đồng hồ (p2).

+ Mở hoàn toàn van khóa, động cơ làm việc ở chế độ không tải, quay vành lái đến vị trí tận cùng, giữ vành lái và xác định áp suất trên đồng hồ, áp suất phải quay về trị số p2.

Ví dụ trên ô tô HINO FF các giá trị đo kiểm như sau:

p1 = 50±0,5kG/cm2 (ở 800 vòng/phút)

p2 = 122÷130kG/cm2 (ở 2000 vòng/phút)

p3 = 122kG/cm2 (ở 800 vòng/phút)

Nhờ việc kiểm tra như trên có thể xác định chất lượng bơm, van điều áp và lưu lượng, van phân phối xi lanh lực.

b4. Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask