<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Nhóm chủ thể thưởng thức phản ánh thụ cảm những quá trình thẩm mỹ xảy ra trong cuộc sống và nghệ thuật nhờ vào giác quan mà tích luỹ được những giá trị thẩm mỹ. Khả năng tiếp nhận, cảm thụ các giá trị thẩm mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhạy cảm và được giáo dục về nghệ thuật, trình độ học vấn, điều kiên kinh tế, môi trường sống…

b. Nhóm định hướng các giá trị thẩm mỹ

Nhóm này bao gồm các thành viên như các nhà quản lý văn hoá nghệ thuật, giới nghiên cứu mỹ học, các nhà phê bình và lý luận nghệ thuật. Nhóm này giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết các sản phẩm sáng tạo có giá trị thẩm mỹ cao với người tiêu thụ. Nêu thông tin chính xác về quy luật tồn tại của các sản phẩm thẩm mỹ, thức tỉnh công chúng trong việc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật, cho công chúng biết thực chất và ý đồ của chủ thể sáng tạo.

Nhóm định hướng còn có chức năng liên kết các khả năng sáng tạo chung, nêu các giá trị của sự nghiêp sáng tạo không những của các nghệ sĩ cùng thời mà của cả kho tàng văn hoá nghệ thuật của nhân loại. Do vậy, họ cần có một nhãn quan rộng, kiến thức dồi dào, bao quát trong từng lĩnh vực sáng tạo, nắm được nhu cầu thẩm mỹ của nhóm tiêu thụ các giá trị thẩm mỹ, công việc đánh giá và định hướng còn đòi hỏi chủ thể phải có một thị hiếu phát triển, một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. Tính chất sáng tạo của chủ thể đánh giá còn có vai trò quan trọng ở chỗ khai thác các giá trị thẩm mỹ còn chìm ẩn trong các tác phẩm nghệ thuật, giúp cho công chúng nghệ thuật cảm nhận các tác phẩm một cách sâu sắc hơn

c. Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ

Đây là những chủ thể tiếp nối quá trình tiêu thụ, quan sát của nhóm chủ thể thưởng thức để chuyển sang một quá trình mới – quá trình sản xuất. Hoạt động sản xuất ra những giá trị thẩm mỹ trước hết cũng là những hoạt động phản ánh.

Đặc điểm cơ bản đầu tiên của sự thụ cảm biến đổi trong chủ thể sáng tạo là biết rút ra từ đối tượng những nét bản chất. Việc quan sát của chủ thể sáng tạo không phải là nhận thức đơn thuần. Đó là quá trình nhận thức sâu hơn về bản chất đối tượng. Mục đích của chủ thể sáng tạo là liên kết những xúc cảm về đối tượng và nêu lên những nét nổi bật, chính xác của đối tượng. Trong khi tái tạo những giá trị thẩm mỹ khách quan của đối tượng thì yếu tố sáng tạo bắt đầu từ khả năng lựa chọn và biến đổi đối tượng thành đối tượng có tính chất chủ thể. Nghệ sĩ được coi là chủ thể sáng tạo bởi khi phản ánh lại hiện tượng thẩm mỹ họ đã rút ra từ các hiện tượng ấy những mặt, những khía cạnh, những khả năng thực tế và từ đó nảy sinh các ý đồ sáng tạo.

Quá trình tiếp theo của những xúc cảm biến đổi ấy là những xúc cảm phải được vật chất hoá.

Các mức độ khác nhau của quá trình vật chất hoá, đối tượng hoá có thể nói lên năng lực thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo. Đối với nghệ sĩ, quá trình vật chất hoá, đối tượng hoá không thể tự diễn ra nếu không có các phương tiện truyền cảm. Vì thế, xúc cảm sáng tạo cần thông qua ngôn từ, điệu bộ hay những loại hinh vật chất khác nhau mới có thể nói rõ bản chất của chủ thể sáng tạo. Đối với các nghệ sĩ sáng tác thì thường dùng âm thanh, ngôn từ, đường nét, màu sắc và tất cả các loại hình nghệ thuật không gian, thời gian, không gian – thời gian để vật chất hoá các năng lực sáng tạo.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask