<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Như vậy, mặc dù có thể có những phương diễn đạt khác nhau về mỹ học, nhưng vẫn có nét cơ bản giống nhau đó là quan niệm mỹ học như một khoa học triết học, nghiên cứu quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, trong đó có cái đẹp là trung tâm, nghệ thuật là đỉnh cao của quan hệ ấy.

Là một khoa học triết học, mỹ học có quan hệ trước nhất với triết học, nó nhận thế giới quan, phương pháp luận từ triết học. Đối với các nghệ thuật học, tức là các khoa học nghiên cứu loại hình nghệ thuật cụ thể tương ứng, mỹ học lại cung cấp những nguyên lý phổ biến cho chúng. Ngược lại, các nghệ thuật học do bám sát thực tiễn sinh động, cung cấp cho mỹ học những tài liệu, dữ kiện trong loại hình nghệ thuật của mình cho mỹ học, từ đó mỹ học có thể khái quát được những xu hướng vận động và phát triển của đời sống văn hoá nghệ thuật xã hội. Những nhận định của mỹ học giúp cho triết học xây dựng bức tranh tổng thể bằng các quy luật về cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Mỹ học còn có quan hệ khá mật thiết với các khoa học khác như văn hoá học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, giáo dục học, tôn giáo học … các quan hệ này dựa trên cơ sở chung là cùng nghiên cứu một đối tượng căn bản: đó chính là con người với các khía cạnh tinh tế và phức tạp của nó. Vì thế khi xem xét về bất cứ vấn đề gì, mỹ học không thể không quan tâm đến những nhận định của các khoa học xã hội và nhân văn khác về nó.

Mỹ học Mác – Lênin là một hệ thống tri thức hoàn chỉnh với ba mảng chính: lịch sử sự phát triển tư tưởng mỹ học, lý luận cơ bản và nghiên cứu mỹ học – triết học ngoài mácxít. Lịch sử tư tưởng mỹ học từ chỗ tìm “mối liên hệ giữa các thời đại” lý giải sự nảy sinh, phát triển và suy vong của các tư tưởng mỹ học cùng với việc dựng lại một cách căn bản các hệ thống lý luận cơ bản mới với đối tượng, các phạm trù, các nguyên lý mới. Trên cơ sở của các nguyên tắc đó mà đánh giá lại những mặt tích, những khía cạnh còn hạn chế của trường phái mỹ học trong lịch sử.

Quan hệ thẩm mỹ

Khái niệm quan hệ thẩm mỹ

a. Quan hệ thẩm mỹ là gì?

- Thẩm mỹ trong tiếng Việt, có nghĩa là sự đánh giá về phương diện hẹp (thẩm là đánh giá, thẩm định; mỹ là đẹp), song thường được hiểu một cách nôm na là “thuận mắt”, “thuận tai” … còn trong mỹ học Mác – Lênin, cái thẩm mỹ được coi là một “siêu” phạm trù vì chính nó đã mang lại tên gọi cho khoa học mỹ học và quy định đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Đối tượng ấy được thể hiện ra ở các phương diện: cái thẩm mỹ khách quan trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong sáng tạo nghệ thuật: cái thẩm mỹ chủ quan hay ý thức thẩm mỹ gắn liền với chủ thể thưởng thức, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ.

- Trong xã hội tồn tại chằng chịt các mối quan hệ xã hội, đó là những quan hệ giữa người và người, các quan hệ xã hội. Đan xen vào những quan hệ xã hội ấy có một quan hệ đặc biệt: quan hệ thẩm mỹ. Đây là quan hệ của con người đối với hiện thực, là sự liên hệ tinh thần của chủ thể với khách thể trên cơ sở sự hứng thú không vụ lợi trực tiếp, được gợi lên bởi khoái cảm tinh thần ở chủ thể khi tiếp xúc với khách thể.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Đại cương mỹ học - mác lê nin. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10868/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Đại cương mỹ học - mác lê nin' conversation and receive update notifications?

Ask