<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Cấu tạo lưới

Tổng quát ta thấy rằng lưới tấm là do các hàng chỉ lưới xếp song song với nhau và được các gút liên kết (gút dẹt hoặc gút chân ếch đơn,...) gút lại với nhau mà thành. Diện tích tấm lưới (lớn hay nhỏ) tùy thuộc vào kích thước mắt lưới và số lượng mắt lưới có trong tấm lưới. Kích thước mắt lưới nói lên khả năng có thể đánh bắt cá lớn hay cá bé; mắt lưới càng nhỏ (lưới dầy) càng có khả năng bắt được nhiều loại cá có kích thước bé, nhưng lưới càng dầy lại càng tiêu tốn nhiều vật tư chỉ lưới để làm lưới, mặt khác còn làm tăng sức cản cho tấm lưới và tăng giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên chất lượng tấm lưới không phải phụ thuộc vào kích thước mắt lưới mà chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng chỉ lưới (loại chỉ) và độ thô của chỉ cấu thành nên tấm lưới. Để có thể phân biệt giữa các loại tấm lưới thường người ta dựa vào các chỉ tiêu sau.

Kích thước mắt lưới (a hoặc 2a)

Kích thước mắt lưới nói lên tính chọn lọc cá và lực cản của ngư cụ. Độ lớn của mắt lưới được biểu thị thông qua 1 cạnh của mắt lưới, a, hay 2 cạnh liên tiếp của mắt lưới, 2a (H 2.1). Đơn vị tính cạnh mắt lưới thường là mm, nhưng có khi còn dùng đơn vị cm hay dm.

Đôi khi người ta còn gọi:

Lưới ba: có a = 30 mm hay a = 3 cm

Lưới năm: có a = 50 mm hay a = 5 cm

Lưới bảy: có a = 70 mm hay a = 7 cm

Chiều dài (l) và chiều rộng (h) của tấm lưới

Chiều dài (L) và chiều rộng (H) của tấm lưới nói lên độ lớn của tấm lưới. Thông thường trong công nghiệp sản xuất lưới, chiều dài tấm lưới thường được biểu thị bằng chiều dài kéo căng các cạnh mắt lưới (L0), đơn vị tính thường là mét và chiều rộng biểu thị bằng số lượng mắt lưới (n) có trong chiều rộng của tấm lưới đó. Thông thường để đan một tấm lưới, khi bắt đầu đan các máy dệt thường có khổ đan với số lượng mắt gầy ban đầu là 500 mắt lưới hoặc 1000 mắt.

Hệ số rút gọn của tấm lưới (u)

Hệ số rút gọn (U) của tấm lưới nói lên tấm lưới được rút ngắn lại theo một tỷ lệ nào đó so với chiều dài hoặc chiều rộng kéo căng của tấm lưới. Hệ số rút gọn càng nhỏ đối với một chiều nào đó sẽ cho ta biết chiều đó càng bị ngắn lại, nhưng chiều kia thì sẽ dài ra tương ứng. Ta có hai loại hệ số rút gọn: Hệ số rút gọn ngang (U1); hệ số rút gọn đứng (U2.)

Hệ số rút gọn ngang (u1)

Hệ số rút gọn ngang (U1) là hệ số nói lên tỷ lệ rút gọn giữa chiều ngang thực tế và chiều ngang kéo căng của tấm lưới. Hệ số rút gọn ngang (U1) được xác định bởi biểu thức sau:

U 1 = L L 0 size 12{U rSub { size 8{1} } = { {L} over {L rSub { size 8{0} } } } } {} (2.1)

ở đây:L0 = 2a.n◊ - là chiều dài kéo căng của của tấm lưới.; L - là chiều dài thực tế của tấm lưới đó.

Hệ số rút gọn đứng (u2)

Tương tự, hệ số rút gọn đứng (U2) là hệ số biểu thị mức rút ngắn đi giữa chiều cao thực tế và chiều cao kéo căng của tấm lưới. Hệ số rút gọn đứng (U2) được xác định bởi biểu thức sau:

U 2 = H H 0 size 12{U rSub { size 8{2} } = { {H} over {H rSub { size 8{0} } } } } {}

ở đây:H0 = 2a.m◊ -là chiều cao kéo căng của của tấm lưới; H - là chiều cao thực tế của tấm lưới đó.

Từ hệ số rút gọn ngang U1, ta có thể suy ra hệ số rút gọn đứng U2 và ngược lại. Ta có biểu thức liên hệ giữa U1 và U2 như sau:

U 1 2 + U 2 2 = 1 size 12{U rSub { size 8{1} } rSup { size 8{2} } +U rSub { size 8{2} } rSup { size 8{2} } =1} {}

suy ra: U 1 = 1 U 2 2 size 12{U rSub { size 8{1} } = sqrt {1 - U rSub { size 8{2} } rSup { size 8{2} } } } {} hay U 2 = 1 U 1 2 size 12{U rSub { size 8{2} } = sqrt {1 - U rSub { size 8{1} } rSup { size 8{2} } } } {}

Giá trị U1 và U2 luôn nhỏ hơn 1: U1<1 và U2<1. Để thuận tiện, ta có thể dựa U1 hoặc U2 để tra giá trị U2 hoặc U1 còn lại trong Bảng 2.1.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10950/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản b' conversation and receive update notifications?

Ask