<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Tỉ lệ bản đồ có thể được biểu hiện như là một đơn vị đo đạc và chuyển đổi, thí dụ như ở tỉ lệ 1/24.000, 1 cm trên bản đồ tương ứng với 24.000 cm ngoài thực tế hoặc 24 m.

Một bản đồ có tỉ lệ là 1/10.000 sẽ bao phủ một vùng rộng lớn hơn bản đồ ở tỉ lệ 1/24.000, tuy nhiên bản đồ có tỉ lệ lớn sẽ chứa các đặc điểm chi tiết hơn bản đồ có tỉ lệ nhỏ.

  1. Cơ sở trắc địa - thiên văn của bản đồ

Được đặc trưng bởi hình Elipxoit và hệ thống toạ độ trắc địa khởi điểm đã sử dụng để thành lập bản đồ. Cơ sở trắc địa- thiên văn được thể hiện bằng các điểm khống chế, các điểm khống chế là những điểm đã được cố định trên thực địa và được xác định toạ độ. Những điểm khống chế này được sử dụng khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn để xác định đúng vị trí các yếu tố nội dung của bản đồ

* Geoid là gì?

Bề mặt tự nhiên của trái đất rất phức tạp về mặt hình học không thể biểu thị nó bởi một qui luật nhất định nào. Trong trắc địa bề mặt tự nhiên trái đất được thay thế bằng mặt Geoid. Mặt Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh trải rộng xuyên qua lục địa và luôn vuông góc với các hướng dây dọi. Tuy được định nghĩa đơn giản như vậy song do sự phân bố không đồng đều của các khối vật chất trong vỏ quả đất làm biến đổi hướng trọng lực, nên bề mặt Geoid có dạng phức tạp về mặt hình học.

* Bề mặt Elipxoid quay của trái đất

Trong thực tiễn trắc địa bản đồ, người ta lấy mặt Elipxoid quay có hình dạng kích thước gần giống Geoid làm bề mặt toán học thay cho Geoid. Elipxoid có khối lượng bằng khối lượng Geoid, tâm trùng với trọng tâm của trái đất, mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng xích đạo trái đất.

Kích thước của Elipxoid quay được xác định bằng:

  1. Bán trục lớn
  2. Bán trục nhỏ

Độ dẹt:  = a b a size 12{ { {a - b} over {a} } } {}

  1. Độ lệch tâm
  2. Độ lệch tâm thứ 2: e = a2 b2 a2 size 12{e= { { nroot {} {a2 - b2} } over {a2} } } {}

Kích thước của Elipxoid trái đất được tính theo tài liệu đo đạc trắc địa, thiên văn và trọng lực.

Ngoài việc xác định kích thước của Elipxoid thay cho Geoid, cần phải đặt đúng Elipxoid ở thể trái đất gọi là định hướng Elipxoid. Định hướng Elipxoid khác nhau dẫn đến sự khác nhau về toạ độ của một điểm khi tính toạ độ từ những góc khác nhau.

Kích thước và định hướng elipxoid được xác định khác nhau trên thế giới gây nên sự phức tạp trong sử dụng tài liệu trắc địa - bản đồ.

* Các nguồn tài liệu trắc địa - bản đồ ở Việt Nam:

  • Bản đồ do Pháp thành lập trước năm 1954 chủ yếu sử dụng Elipxoid Cbamie 1880
  • Bản đồ sau năm 1954 sử dụng Elipxoid Krassobsk, lưới chiếu Gauss, Kruger
  • Bản đồ do người Mỹ thành lập trước năm 1975, lưới chiếu UTM, Elipxoid, Everest, 1830

Bản đồ UTM là nguồn tài liệu phong phú, đặc biệt đối với các vùng núi và cao nguyên hiểm trở. Thường được thành lập bằng phương pháp chụp ảnh máy bay. Việc sửa đổi, hiệu chỉnh để đưa vào sử dụng các nguồn tài liệu này đang được thực hiện.

  1. Hệ toạ độ

Trước khi các số liệu về địa lý được sử dụng trong GIS, chúng phải được tham khảo với một hệ thống toạ độ thông thường. Các khó khăn với các số liệu toạ độ địa lý là một số hệ thống toạ độ địa lý tham khảo mà nó diễn tả thế giới thật bằng nhiều cách và với độ chính xác khác nhau.

Các toạ độ trên bề mặt trái đất là Vĩ độ (latitude), được đo theo đơn vị độ Bắc hoặc Nam của xích đạo. Kinh độ (longtitude), được đo theo đơn vị độ Tây hoặc Đông của kinh độ Greenweek ở Anh. Vị trí của kinh độ và vĩ độ thực tế chỉ có tính cách tương đối, khoảng cách và diện tích phải được tính toán bằng việc dùng phương pháp tính toán địa lý không gian và bán kính của trái đất đến các điểm cần tính.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống thông tin địa lý. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10780/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?

Ask