<< Chapter < Page Chapter >> Page >

6. graphics.h: Thư viện chứa các hàm liên quan đến đồ họa. Gồm initgraph(), line(), circle(), putpixel(), getpixel(), setcolor(), …

...

Muốn sử dụng các hàm thư viện thì ta phải xem cú pháp của các hàm và sử dụng theo đúng cú pháp (xem trong phần trợ giúp của Turbo C).

Hàm người dùng

Hàm người dùng là những hàm do người lập trình tự tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý của mình.

Xây dựng một hàm

Định nghĩa hàm

Cấu trúc của một hàm tự thiết kế:

<kiểu kết quả>Tên hàm ([<kiểu t số><tham số>][,<kiểu t số><tham số>][…])

{

[Khai báo biến cục bộ và các câu lệnh thực hiện hàm]

[return [<Biểu thức>];]

}

Giải thích:

- Kiểu kết quả: là kiểu dữ liệu của kết quả trả về, có thể là : int, byte, char, float, void… Một hàm có thể có hoặc không có kết quả trả về. Trong trường hợp hàm không có kết quả trả về ta nên sử dụng kiểu kết quả là void.

- Kiểu t số: là kiểu dữ liệu của tham số.

- Tham số: là tham số truyền dữ liệu vào cho hàm, một hàm có thể có hoặc không có tham số. Tham số này gọi là tham số hình thức, khi gọi hàm chúng ta phải truyền cho nó các tham số thực tế. Nếu có nhiều tham số, mỗi tham số phân cách nhau dấu phẩy (,).

- Bên trong thân hàm (phần giới hạn bởi cặp dấu {}) là các khai báo cùng các câu lệnh xử lý. Các khai báo bên trong hàm được gọi là các khai báo cục bộ trong hàm và các khai báo này chỉ tồn tại bên trong hàm mà thôi.

- Khi định nghĩa hàm, ta thường sử dụng câu lệnh return để trả về kết quả thông qua tên hàm.

Lệnh return dùng để thoát khỏi một hàm và có thể trả về một giá trị nào đó.

Cú pháp:

return ; /*không trả về giá trị*/

return<biểu thức>;/*Trả về giá trị của biểu thức*/

return (<biểu thức>); /*Trả về giá trị của biểu thức*/

Nếu hàm có kết quả trả về, ta bắt buộc phải sử dụng câu lệnh return để trả về kết quả cho hàm.

Ví dụ 1: Viết hàm tìm số lớn giữa 2 số nguyên a và b

int max(int a, int b)

{

return (a>b) ? a:b;

}

Ví dụ 2: Viết hàm tìm ước chung lớn nhất giữa 2 số nguyên a, b. Cách tìm: đầu tiên ta giả sử UCLN của hai số là số nhỏ nhất trong hai số đó. Nếu điều đó không đúng thì ta giảm đi một đơn vị và cứ giảm như vậy cho tới khi nào tìm thấy UCLN

int ucln(int a, int b)

{

int u;

if (a<b)

u=a;

else

u=b;

while ((a%u !=0) || (b%u!=0))

u--;

return u;

}

Sử dụng hàm

Một hàm khi định nghĩa thì chúng vẫn chưa được thực thi trừ khi ta có một lời gọi đến hàm đó.

Cú pháp gọi hàm:<Tên hàm>([Danh sách các tham số])

Ví dụ: Viết chương trình cho phép tìm ước số chung lớn nhất của hai số tự nhiên.

#include<stdio.h>

unsigned int ucln(unsigned int a, unsigned int b)

{

unsigned int u;

if (a<b)

u=a;

else

u=b;

while ((a%u !=0) || (b%u!=0))

u--;

return u;

}

int main()

{

unsigned int a, b, UC;

printf(“Nhap a,b: ”);scanf(“%d%d”,&a,&b);

UC = ucln(a,b);

printf(“Uoc chung lon nhat la: ”, UC);

return 0;

}

Lưu ý: Việc gọi hàm là một phép toán, không phải là một phát biểu.

Nguyên tắc hoạt động của hàm

Trong chương trình, khi gặp một lời gọi hàm thì hàm bắt đầu thực hiện bằng cách chuyển các lệnh thi hành đến hàm được gọi. Quá trình diễn ra như sau:

- Nếu hàm có tham số, trước tiên các tham số sẽ được gán giá trị thực tương ứng.

- Chương trình sẽ thực hiện tiếp các câu lệnh trong thân hàm bắt đầu từ lệnh đầu tiên đến câu lệnh cuối cùng.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Ngôn ngữ lập trình. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10783/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?

Ask