<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Tróc loại 1 rất nhạy cảm với hai bề mặt có cùng loại vật liệu. Tróc loại 1 chịu ảnh hưởng lớn của độ cứng bề mặt, độ cứng bề mặt tăng sẽ giảm tróc loại 1.

Đặc tính bề mặt: hình 1.9

+ Chiều sâu phá hoại:  = 0,5mm.

+ Nhiệt độ bề mặt:<500C

+ Độ bóng bề mặt: 3  4

+ Tốc độ phá hoại: 10 15m/h.

Tróc loại 2

Khái niệm: là dạng phá hoại do biến dạng vì nhiệt, làm mềm nhũn bề mặt khi nhiệt độ tăng do vận tốc trượt tăng.

Nguyên nhân: do ảnh hưởng vận tốc trượt làm cho nhiệt độ các bề mặt tăng cao, xảy ra sự dính kết giữa hai chi tiết ma sát và sự phá huỷ bề mặt hoặc bề mặt bị biến dạng như lún, nứt...

Điều kiện hình thành:

- Vận tốc trượt lớn. 25 ÷30m/s.

- Nếu vận tốc trượt lớn, tải lớn thì tróc loại 2 càng mãnh liệt.

- Nhạy cảm với chi tiết có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Biện pháp chống tróc loại 2: - Phủ lên bề mặt ma sát 1 lớp kim loại Bo, vanađi, có khả năng chịu nhiệt độ.- Dùng vật liệu chịu nhiệt.Đặc tính bề mặt:- Chiều sâu phá hoại:<0,1mm.- Nhiệt độ tiếp xúc: 15000C.- Tốc độ phá hoại: 1 5m/h. Kim loại gốcVùng chịu ảnh hưởng nhiệt độHình1.10. Đặc tính bề mặt tróc loại 2

Mài mòn

Khái niệm: là dạng phá hoại bề mặt chi tiết do tồn tại các hạt cứng giữa hai bề mặt ma sát từ ngoài vào hoặc từ chi tiết tróc ra. Dạng phá hoại: cào xước, cắt phoi tế vi.

Có hai dạng mài mòn: mài mòn cơ học hoặc mài mòn cơ hoá.

Điều kiện hình thành:

Vận tốc mài là lớn nhất so với các quá trình khác. Tuy nhiên, điều kiện này không chặt chẽ trong trường hợp có cả tróc.

<0,6: mài mòn cơ hoá (biến dạng dẻo tăng, không cắt phoi)

 0,6: mài mòn cơ học (cắt phoi tế vi)

Nếu bề mặt chi tiết tiếp xúc với khối lượng lớn hạt mài thì xảy ra mài mòn cơ hoá, vì khi đó các hạt mài trượt lên nhau và trượt đi mà không có lực cắt.

Bảng 1.3. Đặc tính bề mặt khi mài mòn.

Mài mòn cơ học + Độ bóng:  510+ Nhiệt độ bề mặt: 50 0C+ Chiều sâu phá hoại:  = 0,2mm+ Tốc độ phá hoại: 0,5÷50m/h Mài mòn cơ hoá  71250 0C2000A0 0,5 m/h

Mỏi

Do thay đổi tải trọng tuần hoàn trên các chi tiết, sinh ra các vết nứt tế vi. Các vết nứt này được phát triển từ bề mặt chi tiết vào kim loại gốc dẫn đến gãy do mỏi. Chi tiết điển hình là trục khuỷu.

Ví dụ: trục khuỷu động cơ D6-3D12 gãy 40 ÷ 50%. Kết cấu trùng điệp bằng không.

Nguyên nhân: trong quá trình sửa chữa không chú ý đến kết cấu tránh ứng suất tập trung: góc lượn, hoặc trong lắp ghép do sai lệch tâm các ổ trục, tạo tải trọng làm hỏng trục bạc.

Biện pháp chống mỏi: tăng chất lượng bề mặt, mài hết các vết nứt, tránh tập trung ứng suất, bảo đảm đồng tâm lắp ráp, chống tải phụ, hạn chế tải trọng lớn đột ngột.

Xâm thực

Hiện tượng rỗ, hà, sâu, sắc cạnh ở phương pháp tuyến, thường phát triển ở vùng bề mặt sạch do tác dụng của dòng chảy tại khu vực áp suất nhỏ hơn áp suất bay hơi bão hòa. Các vị trí thường gặp: trên bề mặt cánh bơm và vỏ bơm tại cửa ra, bề mặt ngoài của lót xi lanh...

Biện pháp chống xâm thực: mạ lớp kim loại cứng trên bề mặt.

Luận đề cơ bản của lý thuyết hao mòn

Luận đề 1

Cơ sở: hao mòn do nhiều quá trình khác nhau gây ra, ký hiệu là P1,2..., tương ứng tốc độ quá trình v1,2...,

Trong bất kỳ điều kiện ma sát nào cũng diễn ra quá trình với tốc độ lớn nhất vP.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask