<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng hay nghiệm thức đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các nghiệm thức còn lại sẽ được so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau .

  • Biến phụ thuộc (còn gọi là chỉ tiêu thu thập): là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập. Thí dụ: khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây mía, các biến phụ thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây,… và kết quả đo đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.

Thí dụ:

Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân N trên năng suất lúa Hè Thu” có các biến như sau:

+ Biến độc lập: liều lượng phân N bón cho lúa khác nhau. Các nghiệm thức trong thí nghiệm có thể là 0, 20, 40, 60 và 80 kgN/ha. Trong đó nghiệm thức “đối chứng” không bón phân N.

+ Biến phụ thuộc: có thể là số bông/m2, hạt chắt/bông, trọng lượng hạt và năng suất hạt (t/ha).

Xác định các biến trong thí nghiệm dựa trên mối quan hệ “nhân-quả” của giả thuyết

Kết quả quan sát lệ thuộc vào nguyên nhân gây ảnh hưởng. Dựa vào mối quan hệ trong giả thuyết đặt ra, người nghiên cứu dễ dàng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự kiện quan sát. Thí dụ, “Ảnh hưởng của nồng độ NAA trên sự đậu trái của xoài Cát Hòa Lộc”. Ở đây, tỷ lệ đậu trái (kết quả) khác nhau là do ảnh hưởng của các nồng độ NAA (nguyên nhân) khác nhau. Như vậy, biến độc lập là biến mà người nghiên cứu có ý định làm thay đổi (nồng độ NAA khác nhau) và biến phụ thuộc ở đây là sự đậu trái hay tỷ lệ rụng trái ở các nghiệm thức có nồng độ NAA khác nhau.

Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát

Để chọn đối tượng khảo sát trong thí nghiệm, công việc đầu tiên là phải xác định quần thể (population) mà người nghiên cứu muốn đo đạc để thu thập kết quả. Một quần thể bao gồm nhiều cá thể mang các thành phần và đặc điểm khác nhau mà ta muốn khảo sát. Đối tượng khảo sát thường được chia làm hai nhóm:

a) Nhóm khảo sát: đối tượng được đặt ra trong giả thuyết.

b) Nhóm đối chứng: so sánh với nhóm khảo sát.

Khung mẫu (sample frame)

Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm nghiên cứu thì công việc trước tiên là thiết lập khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu (target population), cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu.

Trong trường hợp thiết lập khung mẫu sai thì mẫu chọn sẽ không đại diện cho quần thể mục tiêu và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho quần thể. Có ba trường hợp tạo ra khung mẫu sai:

  • Khung mẫu chứa quá nhiều cá thể, mà trong đó có cá thể không nằm trong quần thể mục tiêu.
  • Khung mẫu chứa quá ít cá thể, mà trong đó có cá thể nằm và không nằm trong quần thể mục tiêu.
  • Khung mẫu chứa tập hợp các cá thể không đúng hay khung mẫu không nằm trong quần thể mục tiêu.

Hai giai đoạn tạo khung mẫu:

  1. Xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu và cỡ mẫu. Thí dụ, cỡ mẫu của 100 hộ gia đình ở thành phố và 150 gia đình ở nông thôn.
  2. Chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Thí dụ: trong nghiên cứu điều tra, mẫu ngẫu nhiên thì vị trí chọn mẫu có thể dựa vào bản đồ ranh giới giữa các vùng, lập danh sách hộ gia đình theo số nhà, danh bạ điện thoại nếu có, … sau đó chọn phương pháp lấy mẫu.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Thu course. OpenStax CNX. Aug 08, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10908/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Thu course' conversation and receive update notifications?

Ask