<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Phương pháp tổ chức đoạn tổng thành

Đây là phương pháp tiên tiến. Khi chuẩn bị kế hoạch người ta tách đoạn sản xuất chuyên môn hóa. Mỗi đoạn sản xuất thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các cụm tổng thành, cơ cấu đã định cho đoạn ấy. Số lượng đoạn sản xuất tùy thuộc vào qui mô của của xí nghiệp, chủng loại xe và tình trạng đối tượng đưa vào. Thường phân thành 6 đoạn chính và 2 đoạn phụ:

Phó GĐ sản xuấtTổ trưởng, xưởng trưởngKỹ thuật viênĐiều độ sản xuấtHình 4.1. Sơ đồ tổ chức đoạn - tổng thành12345678

Sáu đoạn chính:

1. Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ.

2. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực.

3. Bảo dưỡng và sửa chữa cầu trước, cầu sau, phanh, lái, treo.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa điện, nhiên liệu.

5. Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ, cabin, sat xi, vỏ xe.

6. Bảo dưỡng và sửa chữa lốp.

Hai đoạn phụ:

7. Sửa chữa cơ nguội.

8. Rửa, lau chùi, sơn.

Khi tổ chức theo phương pháp này phải thống kê toàn bộ các chi tiết trong tổng thành, xét khối lượng công việc, sắp xếp công nhân cho mỗi công đoạn (cũng có thể ghép các công đoạn 1-2, 3-4, 5-6 để giảm bớt cơ cấu tổ chức). Sử dụng các phương pháp tổ chức này cho phép chuyên môn hóa tự động hóa.

Trang thiết bị cơ bản cho trạm bảo dưỡng

Nếu xét theo vị trí làm việc đối với xe thì phân bố công việc như sau:

- Công việc dưới gầm xe 40 ÷ 45%.

- Công việc ở trên 10 ÷ 20%.

- Công việc xung quanh 40 ÷ 45%.

Trang thiết bị cho bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa gồm:

- Trang bị công nghệ:

Thiết bị trực tiếp tham gia vào quá trình công nghệ: bơm, hệ thống rửa, các trang bị kiểm tra, trang bị bơm dầu mỡ, trang bị siết chặt.

- Trang bị cơ bản trên trạm:

Trang bị phụ gián tiếp tham gia vào qui trình công nghệ: hầm bảo dưỡng, thiết bị nâng (kích, tời, cầu trục lăn...) cầu rửa, cầu cạn, cầu lật.

Yêu cầu chung:

Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, an toàn, cho phép cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, diện tích chiếm chỗ nhỏ, sử dụng thuận lợi mọi phía. Có tính vạn năng dễ sử dụng cho nhiều mác xe.

Hầm bảo dưỡng.

Hầm bảo dưỡngHầm hẹpHầm tận đầuHình 4.2. Phân loại hầmHầm giữa hai bánh xeHầm hai bên bánh xeHầm rộngHầm thông quaCầu nângTreo bánh xe

Trang thiết bị vạn năng có khả năng làm việc mọi phía.

Theo chiều rộng hầm thì có: hầm hẹp, hầm rộng.

- Hầm hẹp: là hầm có chiều rộng nhỏ hơn khoảng cách 2 bánh xe, kích thước từ 0,9÷1,1m.

- Hầm rộng: là hầm có chiều rộng lớn hơn khoảng cách 2 bánh xe, kích thước từ 1,4 ÷ 3m. chiều dài lớn hơn chiều dài ô tô 1÷2m. Kết cấu phức tạp, phải có bậc lên xuống độ sâu 1÷2m.

Theo cách xe vào có hầm tận đầu và hầm thông qua.

Trong hầm bảo dưỡng phải có hệ thống tháo dầu di động hoặc cố định, có hệ thống đèn chiếu sáng. Thành hầm phải có gờ chắn cao từ 15 ÷ 20cm để an toàn khi di chuyển xe. Bố trí hệ thống hút bụi, khí để thông thoáng gió, hệ thống nâng hạ xe.

Cầu cạn.

Là bệ xây cao trên mặt đất 0,7 ÷ 1m độ dốc 20 ÷ 25%. Có thể cầu cạn tận đầu hay thông qua. Vật liệu gỗ, bê tông hoặc kim loại, có thể cố định hay di động.

Ưu điểm: đơn giản.

Nhược điểm: không nâng bánh xe lên được. Do có độ dốc nên chiếm nhiều diện tích.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask