<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Đây là giáo trình về các đặc điểm của hệ thống thông tin địa lý

Hệ thống thông tin địa lý trước hết là một hệ thống thông tin cũng như các hệ thống thông tin khác, ví dụ như thương mại, pháp luật, ngân hàng, ... Các hệ thống thông tin nói chung đều bao gồm các phần:

  1. Hệ thống thiết bị phần cứng bao gồm máy tính hoặc hệ mạng máy tính, các thiết bị đầu vào, các thiết bị đầu ra.
  2. Hệ thống phần mềm bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm quản trị, phần mềm ứng dụng.
  3. Hệ thống thông tin đầu vào và hệ thống cập nhật thông tin.
  4. Hệ thống CSDL bao gồm các loại dữ kiện cần thiết.
  5. Hệ thống hiển thị thông tin và giao diện với người sử dụng

Sự khác nhau giữa hệ thống thông tin địa lý với các hệ thống thông tin khác chỉ ở hai điểm sau:

  1. CSDL bao gồm các dữ liệu địa lý và các dữ liệu thuộc tính (các dữ liệu chữ - số, dữ liệu multimedial,... ) và mối quan hệ giữa hai loại dữ liệu này.
  2. Hệ thống thông tin đầu vào và hệ thống hiển thị thông tin đòi hỏi những đặc thù riêng về độ chính xác.

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

Hình 5.1: Sự thể hiện quang cảnh sự vật dưới các lớp bản đồ khác nhau

Một hệ thống thông tin địa lý có thể bao gồm các đặc điểm chính sau:

Khả năng chồng lấp các bản đồ (map overlaying)

Việc chồng lắp các bản đồ trong kỹ thuật GIS là một khả năng ưu việt của GIS trong việc phân tích các số liệu thuộc về không gian, để có thể xây dựng thành một bản đồ mới mang các đặc tính hoàn toàn khác với bản đồ trước đây. Dựa vào kỹ thuật chồng lắp các bản đồ mà ta có các phương pháp sau:

  • Phương pháp cộng (sum)
  • Phương pháp nhân (multiply)
  • Phương pháp trừ (substract)
  • Phương pháp chia (divide)
  • Phương pháp tính trung bình (average)
  • Phương pháp hàm số mũ (exponent)
  • Phương pháp che (cover)
  • Phương pháp tổ hợp (crosstabulation)

Hình 5.2: Nguyên lý khi chồng lắp các bản đồ

Hình 5.3: Việc chồng lắp các bản đồ theo phương pháp cộng

Hình 5.4: Một thí dụ trong việc chồng lắp các bản đồ.

Khả năng phân loại các thuộc tính (reclassification)

Một trong những điểm nổi bật trong tất cả các chương trình GIS trong việc phân tích các thuộc tính số liệu thuộc về không gian là khả năng của nó để phân loại các thuộc tính nổi bật của bản đồ. Nó là một quá trình nhằm chỉ ra một nhóm thuộc tính thuộc về một cấp nhóm nào đó. Một lớp bản đồ mới được tạo ra mang giá trị mới, mà nó được tạo thành dựa vào bản đồ trước đây.

Việc phân loại bản đồ rất quan trọng vì nó cho ra các mẩu khác nhau. Một trong những điểm quan trọng trong GIS là giúp để nhận biết được các mẩu đó. Đó có thể là những vùng thích nghi cho việc phát triển đô thị hoặc nông nghiệp mà hầu hết được chuyển sang phát triển dân cư. Việc phân loại bản đồ có thể được thực hiện trên 1 hay nhiều bản đồ..

Hình 5.5: Một thí dụ trong việc phân loại lại một bản đồ.

Khả năng phân tích (spatial analysis)

  • Tìm kiếm (Searching)
  • Vùng đệm (Buffer zone)
  • Nội suy (Spatial Interpolation)
  • Tính diện tích (Area Calculation)

Tìm kiếm (searching)

Nếu dữ liệu được mã hoá trong hệ vector sử dụng cấu trúc lớp hoặc lớp phủ, thì dữ liệu được nhóm lại với nhau sau cho có thể tìm kiếm một lớp 1cách dễ dàng.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống thông tin địa lý. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10780/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?

Ask