<< Chapter < Page Chapter >> Page >

+ Tuy nhiên có nhược điểm là phân phối gió không đều, không chủ động đưa được tới nơi yêu cầu

Thông gió tự nhiên theo kênh dẫn gió

Việc thông gió do nhiệt áp có nhược điểm là khi kết cấu công trình xây dựng không kín thì có rất nhiều cửa gió vào và ra . Kết quả chênh lệch độ cao giữa các cửa hút và thải nhỏ nên lưu lượng không khí trao đổi sẽ giảm.

Mặt khác nhiều công trình phức tạp có nhiều tầng, muốn thải gió lên trên nhờ thông gió tự nhiên không dễ dàng thực hiện được.

Vì thế người ta sử dụng các kênh dẫn gió để đưa gió lên cao và hút những nơi cần thiết trong công trình.

Các kênh gió thường được bố trí kín bên trong các kết cấu xây dựng. Ở phía đỉnh của kênh gió thường có các nón để chắn mưa, nắng. Để tránh hiện tượng quẩn gió các ống thông gió cần nhô lên cao hẳn so với mái nhà 0,5m.

Cột áp do kênh gió tạo nên là:

H = g.h. (N - T ), N/m2

Cột áp do kênh tạo nên cũng phụ thuộc mùa và có giá trị lớn về mùa đông.

Về phía bên trong người ta sử dụng các miệng hút có tính chất trang trí kết hợp . Với hệ thống này không cần phải thực hiện thổi gió vào phòng mà nhờ thông gió thẩm lọt để bù lại lượng gió thoát ra.

Việc tính độ cao kênh gió được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào lưu lượng thông gió yêu cầu, tiết diện kênh gió ta xác định được tốc độ gió :

 = L/F , m/s

- Trên cơ sở tốc độ và tiết diện xác định tổng trở lực

p = pcb + pms

- Chiều cao h phải đủ lớn để khắc phục trở lực đường ống , hay :

H = g.h. (N - T )>pcb + pms

Thông gió cưỡng bức

Thông gió nhờ quạt gọi là thông gió cưỡng bức

Phân loại các hệ thống thông gió cưỡng bức

Các quạt thông gió sử dụng cho các công trình thường có 2 loại chủ yếu :

- Thông gió cục bô : Là thông gió cho một khu vực nhỏ hẹp.

Trong công nghiệp để thực hiện thông gió cục bộ người ta thường sử dụng 2 cách : Thông gió thổi cục bộ và thông gió hút cục bộ.

Trong các công trình dân dụng khi thông gió cục bộ người ta sử dụng các quạt gắn tường, gắn trần và hút trực tiếp không khí từ bên trong phòng thổi ra bên ngoài . Ngoài ra để thông gió người ta có thể thổi không khí bên ngoài vào phòng, tuy nhiên nếu phòng có sinh ra nhiều chất độc hại thì không được làm theo cách này vì như vậy các khí độc có thể tràn ra các phòng xung quanh .

- Thông gió tổng thể : Thông gió tổng thể là thông gió cho một vùng rộng hoặc một tập hợp gồm nhiều phòng. Để thực hiện được thông gió tổng thể cần thiết phải có hệ thống kênh gió. Quạt thông gió thường đặt trên laphông và có lưu lượng lớn. Thông gió tổng thể có thể kết hợp với hệ thống điều hoà trung tâm với chức năng cung cấp khí tươi cho hệ thống.

Thông gió cục bộ

Thông gió cục bộ trong công nghiệp

* Thông gió thổi cục bô : Khi cần thông gió cho một khu vực nhỏ ví dụ như khu vực nhiệt độ cao và có nhiều chất độc hại người ta bố trí các miệng thổi gió tại vị trí người đang làm việc . Các miệng thổi thường có dạng hoa sen

Trong một số trường hợp khác người ta sử dụng thiết bị làm mát kiểu di động . Thiết bị này gồm bơm, quạt và một tủ đứng bên trong có bố trí các vòi phun nước, lớp lọc chắn nước. Không khí trong phòng được quạt hút vào thiết bị , đi qua ngăn phun nước trao đổi nhiệt ẩm và hạ nhiệt độ trước khi thổi ra làm mát .

* Thông gió hút cục bộ :

- Chụp hút : Chụp hút là dạng hút cục bộ đơn giản và phổ biến , thường được sử dụng để hút thải gió nóng , bụi, khí độc có tính chất nhẹ hơn không khí

Nếu chụp có dạng chữ nhật thì kích thước của chụp được xác định như sau:

A = a + 0,8 Za , m

B = b + 0,8 Za , m

trong đó a, b là kích thước các cạnh của vật sinh chất độc hại

A, B Kích thước chụp chữ nhật

Za - Khoảng cách từ chụp tới chụp hút

Nếu chụp hút dạng tròn thì đường kính của miệng chụp xác định như sau

D = dH + 0,8 Za

trong đó dH là đường kính của vật phát sinh chất độc hại

Góc loe của chụp  thường được lấy là 60o, hs = 0,1  0,3m

- Tủ hút : Tủ hút dùng để hút thải các loại khí độc bên trong tủ để thải ra ngoài. Khác với chụp hút, tủ hút là nơi người công nhân thực hiện các thao tác công việc.

- Phểu hút : Phểu hút được sử dụng để thải các loại bụi, hơi độc ở các thiết bị công nghệ như máy móc gia công cơ khí, máy dệt ..vv

Trong dân dụng

Để thực hiện thông gió cho các phòng nhỏ và tiếp xúc với không khí ngoài trời người ta thường lắp đặt các quạt gắn tường. Tuỳ từng trường hợp mà có thể chọn giải pháp hút thải không khí trong phòng hay thổi cấp khí tươi vào phòng.

Trên hình 8-2 trình bày 2 kiểu quạt thông gió hay được sử dụng. Quạt khung nhựa hình thức phù hợp các công trình dân dụng, quạt khung sắt thuồng được sử dụng trong các xí nghiệp công nghiệp.

Cách lắp đặt quạt thông gió kiểu gắn tường đơn giãn. Tuy nhiên không phải phòng nào cũng lắp đặt được. Đối với các phòng nằm sâu trong công trình người ta sử dụng quạt thông gió đặt trên laphông cùng hệ thống kênh thông gió, miệng hút, miệng thổi.

Hình 8-3 : Quạt thông gió gắn tường GENUIN

Trên hình 8-3 là quạt thông gió của hãng GENUIN thường hay được sử dụng để thông gió cục bộ . Quạt này có thể gắn tường hoặc trần với các thông số kỹ thuật và mỹ thuật rất tốt. Các đặc tính kỹ thuật của quạt trình bày trên bảng 8-2.

Bảng 8-2 : các thông số quạt gắn tường GENUIN

MODEL Điện áp Công suất, W L m3/phút Độ ồndB Kích thước, mm
A B E G H F
APB 15APB 20APB 25APB 30 220 V220 V220 V220 V 24283648 4,88,112,618 37404348 150200250300 250303350400 190240290340 88718090 53835887 53505044

Thông gió tổng thể

Trên hình 8-4 là một ví dụ về thông gió tổng thể. Quạt sử dụng thông gió tổng thể thường là quạt dạng ống hoặc các quạt ly tâm..

Để thông gió cho các phòng lớn hoặc nhiều phòng một lúc người ta sử dụng thông gió kiểu tổng thể.

* * *

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình điều hòa không khí và thông gió. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10832/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình điều hòa không khí và thông gió' conversation and receive update notifications?

Ask