<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Khi các bảo vệ làm việc đúng thì trong trường hợp này máy cắt của đoạn hư hỏng BC sẽ bị cắt ra. Bảo vệ 3’ của đoạn không hư hỏng AB có thời gian lớn hơn sẽ không kịp tác động và cần phải trở về vị trí ban đầu của mình. Nhưng điều này sẽ xảy ra nếu dòng trở về của bảo vệ Itv lớn hơn trị số tính toán của dòng mở máy Imm (hình 2.3) đi qua đoạn AB đến các hộ tiêu thụ của trạm B. Dòng Itv là dòng sơ cấp lớn nhất mà ở đó bảo vệ trở về vị trí ban đầu. Để an toàn, lấy trị số tính toán của dòng mở máy Immtt = Immmax , như vậy điều kiện để đảm bảo chọn lọc là : Itv>Immmax.

Khi xác định dòng Immmax cần phải chú ý là đường dây BC đã bị cắt ra, còn các động cơ nối ở trạm B đã bị hãm lại do điện áp giảm thấp khi ngắn mạch và khi điện áp được khôi phục dòng mở máy của chúng tăng lên rất cao. Vì vậy dòng Immmax thường lớn hơn nhiều so với dòng phụ tải cực đại Ilvmax. Đưa vào hệ số mở máy kmm để tính đến dòng mở máy của các động cơ ở trạm B và việc cắt phụ tải của trạm C. Ta có Immmax = kmm.Ilvmax.

Hinh 2.3 : Đồ thị đặc trưng trạng thái của bảo vệ

khi ngắn mạch ngoài

Sai số của dòng trở về của bảo vệ và các tính toán không chính xác... được kể đến bởi hệ số an toàn kat>1 (vào khoảng 1,1 1,2). Từ điều kiện đảm bảo sự trở về của bảo vệ đoạn AB, có thể viết :

Itv = kat.kmm.Ilvmax (2.1)

Tỉ số giữa dòng trở về của rơle (hoặc của bảo vệ) đối với dòng khởi động của rơle (hoặc của bảo vệ) gọi là hệ số trở về ktv.

(2.2)

Như vậy:

(2.3)

Các rơle lí tưởng có hệ số trở về ktv = 1; thực tế luôn luôn có ktv<1.

Dòng khởi động IKĐR của rơle khác với dòng khởi động IKĐ của bảo vệ do hệ số biến đổi nI của BI và sơ đồ nối dây giữa các rơle dòng và BI.

Trong một số sơ đồ nối rơle, dòng đi vào rơle không bằng dòng thứ cấp của các BI. Ví dụ như khi nối rơle vào hiệu dòng 2 pha, dòng vào rơle IR(3) trong tình trạng đối xứng bằng lần dòng thứ cấp IT(3) của BI. Sự khác biệt của dòng trong rơle trong tình trạng đối xứng và dòng thứ cấp BI được đặc trưng bằng hệ số sơ đồ:

(2.4)

Kể đến hệ sơ đồ, có thể viết :

(2.5)

Do vậy :

(2.6)

Thời gian làm việc:

Bảo vệ có đặc tính thời gian độc lập:

Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính thời gian độc lập (hình 2.4) được chọn theo nguyên tắc bậc thang (từng cấp) , làm thế nào để cho bảo vệ đoạn sau gần nguồn hơn có thời gian làm việc lớn hơn thời gian làm việc lớn nhất của các bảo vệ đoạn trước một bậc chọn lọc về thời gian t.Xét sơ đồ mạng như hình 2.5, việc chọn thời gian làm việc của các bảo vệ được bắt đầu từ bảo vệ của đoạn đường dây xa nguồn cung cấp nhất, tức là từ các bảo vệ 1’ và 1” ở trạm C. Giả thiết thời gian làm việc của các bảo vệ này đã biết, tương ứng là t1’ và t1”. Hinh 2.4 : Các dạng đặc tính thời gian của bảo vệ dòng cực đại1- độc lập; 2- phụ thuộc

Hinh 2.5 : Phối hợp đặc tính thời gian độc lập của các bảo vệ dòng cực đại

Thời gian làm việc t2’ của bảo vệ 2’ tại trạm B được chọn lớn hơn thời gian làm việc lớn nhất của các bảo vệ tại trạm C một bậc t. Nếu t1’>t1” thì t2’ = t­1’+ t.

Thời gian làm việc t3 của bảo vệ 3 ở trạm A cũng tính toán tương tự, ví dụ nếu có t2”>t2’ thì t3 = t2” + t.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Bảo vệ rơ le và tự động hóa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10749/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?

Ask