<< Chapter < Page Chapter >> Page >

c. Li tâm: Li tâm là quá trình tách tạp chất rắn của dầu bằng tác động của lực li tâm, nhờ lực li tâm, hỗn hợp dầu và tạp chất sẽ phân chia thành hai phần: dầu sạch và tạp chất. Phương pháp này dùng để tách dầu nhiều cặn và dùng để tách những cặn có kích thước bé, không thể tách được bằng phương pháp lắng, lọc. Có thể dùng hai loại máy li tâm để tách cặn: li tâm thường (4000  10000 vòng/phút) và li tâm siêu tốc (12500  45000 vòng/phút). Tùy thuộc vào số lượng cũng như đặc điểm của các hạt tạp chất đông tụ trong dầu mà chọn kiểu máy li tâm. Dầu có lượng tạp chất là protein, photphatit nhỏ hơn 0,5 % có thể dùng máy li tâm thường và nhỏ hơn 0,1 % thì dùng máy li tâm siêu tốc.

Tách tạp chất háo nước (thủy hóa):

Thủy hóa hay hidrat hóa là một phương pháp xử lý dầu bằng nước, phương pháp này chủ yếu dùng để tách phốtpholipit và protit trong dầu (photpholipit và protit là hai thành phần háo nước). Trong thành phần của hai chất này không có nước tự do, tức là chúng ở dạng khan nước, hòa tan trong dầu tạo thành dung dịch thực ở điều kiện thường. Khi đưa nước ở dạng phân tán vào dầu có lẫn các loại cặn háo nước, ở điều kiện xác định (nhiệt độ, thời gian, khuấy trộn...), chúng sẽ tạo thành kết tủa và tách ra khỏi dầu. Quá trình thủy hóa bao gồm một số bước chủ yếu sau:

- Phân tán nước vào trong dầu, phần ưa nước của các cặn háo nước sẽ hấp thụ nước tạo ra các phức dạng hidrat,

- Các chất háo nước mất tính tan trong dầu, chuyển về dạng dung dịch keo,

- Tạo thành các hạt keo đông tụ làm cho dầu vẫn đục,

- Phân ly dầu ra khỏi các phức hidrat bàng phương pháp lắng hoặc li tâm.

Quá trình thủy hóa được thực hiện như sau: đầu tiên đun nóng dầu đến nhiệt độ 45  500C, sau đó vừa khuấy trộn vừa cho nước nóng có cùng nhiệt độ vào. Lượng nước cho vào tùy từng loại dầu nhưng thường chiếm 0,5  2 % (so với khối lượng dầu). Sau khi cho nước vào tiếp tục khuấy trộn thêm 10 phút nữa, sau đó để yên trong vòng 1 giờ. Cặn lắng xuống dưới đáy, tháo cặn ra trước và tháo dầu ra sau.

Quá trình thủy hóa là là công đoạn không thể thiếu đối với việc tinh chế dầu vì photpholipit có dinh dưỡng cao nên dễ tạo điều kiện cho VSV phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng của dầu thành phẩm. Dầu sau khi thủy hóa có chỉ số axit nhỏ hơn dầu trước khi thủy hóa khoảng 0,1  0,4 %, do các thành phần háo nước có tính axit đã được loại ra.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản dầu thô, quá trình tự thủy hóa cũng có thể xãy ra do các phần háo nước trong dầu phản ứng với ẩm của không khí (trên bề mặt thoáng) và với một phần nhỏ ẩm ở trong dầu. Quá trình tự thủy hóa tạo ra một lượng cặn lắng trong dầu thô, trong đó photpholipit chiếm khoảng 45 %, dầu 45 % nước 2  3 %, các chất không tan trong dầu 2  3 % (so với khối lượng cặn).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Kỹ thuật sản xuất các sản phẩm nhiệt đới. OpenStax CNX. Aug 05, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10875/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Kỹ thuật sản xuất các sản phẩm nhiệt đới' conversation and receive update notifications?

Ask