<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Tóm lại, ngoại trừ khả năng sinh dục vô tính, hoa của cây chôm chôm thụ phấn chéo là chủ yếu nên việc tăng thêm nguồn phấn sẽ làm tăng khả năng đậu trái của chôm chôm. Tuy nhiên, việc thụ phấn bằng tay thêm cho chôm chôm tốn rất nhiều công sức và không hiệu quả. Để khắc phục tình trạng thiếu hạt phấn, việc trồng cây đực xen vào cây lưỡng tính, trồng xen nhiều giống với nhau, xử lý NAA làm tăng số hoa đực hoặc nuôi ong trong vườn là những biện pháp tốt nhằm tăng sự thụ phấn cho cây chôm chôm.

ab
Hình 8.1 Phát hoa chôm chôm ‘Rongrean’
Hình 8.2 Phát hoa chôm chôm mọc ở chồi tận cùng
Hình 8.3 Hoa lưỡng tính cái đang nở

Sinh lý sự ra hoa

Sự ra hoa

Theo dõi sự ra hoa từ ngày xử lý ra hoa bằng cách phun paclobutrazol kết hợp với xiết nước trong mương cho thấy chồi ngọn bắt đầu phát triển sau 42 ngày, phát hoa phát triển trong 30 ngày thì bắt đầu quá trình nở hoa. Thời gian nở giữa các phát hoa trên cây và thời gian nở giữa các cây trong vườn thường không đồng loạt. Thời gian nở hoa tập trung của các cây là 35 ngày sau khi nhú mầm hoa và quá trình nở hoa kết thúc trong 9 ngày. Tổng thời gian từ khi xiết nước đến khi hoa nở hoàn toàn là 81 ngày. Quá trình ra hoa chôm chôm được tóm tắt trong Bảng 8.1. Sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản là giai đoạn quan trọng nhưng sự nảy sinh hoa bắt đầu lúc nào rất khó xác định chính xác. Khi nghiên cứu hiệu quả của một số hoá chất lên sự ra hoa của chôm chôm Roengrean, Muchjajib (1988) nhận thấy sự phát triển của mầm hoa giống nhau trên cây có và không xử lý hoá chất kích thích ra hoa nhưng việc phun chất kích thích ra hoa như Paclobutrazol, SADH và ethephon sẽ kích thích sự hình thành và sự phát triển của mầm hoa sớm hơn cây đối chứng từ 5 đến 15 ngày. Kết quả quan sát sự bắt đầu hình thành và sự phát triển mầm hoa (Hình 8.4) là dấu hiệu rất quan trọng cho thấy cây chôm chôm bắt đầu biểu hiện đáp ứng với sự kích thích ra hoa để kết thúc biện pháp kích thích ra hoa (xiết nước) đồng thời có biện pháp kích thích và thúc đẩy cho mầm hoa phát triển đồng loạt. Đây là giai đoạn quyết định rất quan trọng vì kéo dài thời gian kích thích ra hoa có thể sẽ làm tăng tỉ lệ ra hoa nhưng cũng có thể ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và khả năng nuôi trái của cây. Phá sự miên trạng của mầm hoa bằng Thiourea ở nồng độ 0,3% và thúc đẩy sự phát triển mầm hoa bằng cách bón phân và tưới nước cho cây. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhà vườn ở Long Hồ (Vĩnh Long) và Chợ Lách (Bến Tre) thì việc cho nước ngập mương một cách đột ngột và tưới nhiều nước sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thay vì sự phát triển của mầm hoa. Whitehead (1959) cho biết rằng điều kiện thời tiết ở thời điểm ra hoa có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phát hoa chôm chôm. Lượng mưa quá lớn trước khi ra hoa sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.

Bảng 8.1 Các giai đoạn trong quá trình xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch bằng cách phun PBZ kết hợp với xiết nước và đậy màng phủ mặt liếp tại huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ.

Giai đoạn phát triển Ngày
Xử lý ra hoa - nhú mầm hoa 43
Nhú mầm hoa - nở hoa 30
Thời gian nở hoa 10
Đậu trái - Thu hoạch 95
Xử lý - Thu hoạch 178

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask