<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Thí dụ 1.4 : { 1, 2, 3, 4 } = { 2, 1, 4, 3 } nhưng { 1, 2, 3, 4 }  { 2, 1, 3, 5 }

Tập hợp tất cả các tập hợp con của tập A được gọi là tập lũy thừa (power set) của A và xác định bởi 2A.

Thí dụ 1.5 : Giả sử A = { 1, 2, 3 }

Thì 2A = { , {1 }, {2 }, {3}, {1, 2}, {2, 3}, {3, 1}, {1, 2, 3} }

Các phép toán trên tập hợp

Các toán tử cơ bản trên tập hợp bao gồm các toán tử một ngôi (unary) và hai ngôi (binary) như sau :

1) Phép phần bù (complement) : A' = {x  x  A }

2) Phép hợp (union) : A  B = {x  x A hoặc x B}

3) Phép giao (intersection) : A  B = {x  x A và x B}

4) Phép trừ (difference) : A \ B = {x  x A nhưng x B}

5) Tích Đecac : A  B = {(a,b)  a A và bB}

Thí dụ 1.6 : Cho A = {1, 2} và B = {2, 3}

Ta có : A  B = {1, 2, 3}

A  B = {2}

A \ B = {1}

A  B = {(1, 2 ), (1, 3), (2, 2), (2, 3)}

2A = {, {1}, {2}, {1, 2}}

Lưu ý : Nếu A và B lần lượt có số phần tử là n và m thì tập hợp A  B có n  m phần tử và tập 2A có 2n phần tử.

Quan hệ (relations)

Cho hai tập hợp A và B. Một quan hệ hai ngôi R giữa A và B là tập hợp chứa tất cả các tập hợp con của A  B mà thành phần thứ nhất A được gọi là miền xác định (domain) của R, còn B gọi là miền giá trị (range) của R (có thể trùng với miền xác định). Chúng ta sẽ thường dùng quan hệ hai ngôi mà miền xác định và miền giá trị cùng thuộc một tập hợp S nào đó. Trong trường hợp này, ta gọi đây là một quan hệ trên S. Nếu R là một quan hệ và (a,b) là một cặp trong R thì ta viết aRb.

Thí dụ 1.7 : Cho S = { 0, 1, 2, 3}

. Quan hệ "thứ tự nhỏ hơn" trên S được xác định bởi tập :

L = {(0, 1), (0, 2), (0, 3), (1, 2), (1, 3), (2, 3)}

. Quan hệ "bằng" trên S được xác định bởi tập :

E = {(0, 0), (1, 1), (2, 2), (3, 3)}

. Quan hệ "chẵn lẻ" trên S được xác định bởi tập :

P = {(0, 0), (1, 1), (2, 2), (3, 3), (0, 2), (2, 0), (1, 3), (3, 1)}

Các tính chất của quan hệ

Ta gọi một quan hệ R trên tập S là:

 Phản xạ (reflexive) : nếu aRa là đúng a  S

 Đối xứng (symmetric) : nếu aRb thì bRa

 Bắc cầu (transitive) : nếu aRb và bRc thì aRc

Thí dụ 1.8 :

. L không là quan hệ phản xạ trên S vì (0, 0)  L, nhưng E và P là 2 quan hệ mang tính phản xạ.

. L không là quan hệ đối xứng trên S vì (0, 1)  L nhưng (1, 0)  L, tuy nhiên cả E và P đều mang tính đối xứng.

. Cả L, E và P đều là các quan hệ mang tính bắc cầu, nhưng X = {(1, 0),(0, 3)} thì không vì (1, 3)  X.

Quan hệ tương đương

Một quan hệ R trên tập S có đủ các tính chất phản xạ, đối xứng và bắt cầu được gọi là quan hệ tương đương.

Thí dụ 1.9 :E và P là các quan hệ tương đương, còn L và X không là các quan hệ tương đương trên S.

Một tính chất quan trọng của quan hệ tương đương là nếu R là quan hệ tương đương trên tập S thì R phân hoạch tập S thành các lớp tương đương (equivalence class) Si không rỗng và rời nhau, tức là S = S1  S2 ... và với mọi i  j ta có :

+ Si Ç Sj = Æ

+ Với mỗi a,b cùng thuộc Si thì aRb là đúng.

+ Với mỗi a  Si và b  Sj thì aRb là sai.

Lưu ý rằng số lớp tương đương có thể là vô hạn. Vậy nếu R là quan hệ tương trên S và a  S, ta có :

Si = [a] = {b Î S  aRb}

Thí dụ 1.10 :

. E có 4 lớp tương đương khác nhau: [0] = {0}, [1]= {1}, [2] = {2} và [3]= {3}

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình tin học lý thuyết. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10826/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình tin học lý thuyết' conversation and receive update notifications?

Ask