<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Đặc điểm

+ Khi gá không cần thiết bị phụ, gá một lúc nhiều chi tiết.

+ Chi tiết gá không bị biến dạng bởi lực gá nên có thể đạt độ chính xác cao.

+ Lực giữ phụ thuộc nhiều vào độ sạch bề mặt của bàn.

+ Các chi tiết khi gia công xong bị nhiễm từ do đó cần khử từ dư.

+ Cuộn dây nam châm điện khi tỏa nhiệt có thể gây thấm dầu làm nguội các chi tiết.

+ Các thiết bị đóng ngắt cuộn dây làm việc ở chế độ nặng nề (hồ quang mạnh, điện áp cao).

Nam châm điện phân li

Nam châm điện phân li là cơ cấu điện từ dùng để lọc bụi sắt, thép vụn từ các băng tải thải rác trong các hầm mỏ.

Cấu tạo: Trên mạch từ hình trống có rãnh bên trong đặt các cuộn dây được giữ chặt bằng các nêm phi từ tính, nhờ lực hút của NCĐ bụi sắt sẽ được đổ ra một nơi, tuy vậy chỉ lọc được một phần. Nam châm điện phân li là NCĐ một chiều, chiều thứ tự các cuộn dây phải đấu sao cho mỗi răng của mạch từ tạo thành một cực từ, để đưa điện áp vào cuộn dây cần hệ thống vành trượt, chổi than vì NCĐ quay.

Van điện từ

Dùng để đóng mở các ống dẫn chất lỏng hoặc chất khí, phần động mạch từ gắn với cơ cấu làm việc của van.

Khi đưa điện vào cuộn dây NCĐ lực hút điện từ làm phần động cơ cấu chuyển động làm van đóng hoặc mở. Cần thiết kế sao cho áp lực của chất lỏng được dẫn cùng chiều lực điện từ để điều khiển van được dễ dàng.

Các khớp li hợp điện từ

Khớp li hợp điện từ là cơ cấu giúp quá trình truyền lực từ trục này sang trục kia bằng lực điện từ.

Hiện nay vẫn còn dùng nhiều trong tự động hóa và điều khiển từ xa để thay đổi tốc độ của trục dẫn. Khớp li hợp điện từ có:

- Khớp li hợp điện từ kiểu ma sát.

- Khớp li hợp điện từ kiểu bám.

- Khớp li hợp điện từ kiểu từ trễ.

Kiểu ma sát

Mô men được truyền từ trục dẫn qua trục bị dẫn nhờ các đĩa ma sát khi chúng bị ép chặt vào nhau. Còn li và hợp thì điều khiển bằng thao tác "ngắt" và "đóng" của cuộn dây nam châm.

Nhược điểm của loại li hợp này là̀ không điều chỉnh được tốc độ trục bị dẫn vì nếu giảm lực hút điện từ thì đĩa sẽ bị trượt dài phá hỏng bề mặt ma sát.

Khớp li hợp điện từ kiểu bám

Mô men truyền nhờ lực bám giữa hai mặt quay của trục dẫn và trục bị dẫn có trộn bột sắt với bột than và dầu nhờn để giảm ma sát.

Khi có từ trường do cuộn dây sinh ra lớp bột này sẽ trở nên "cứng" "nổi" trong hai mặt quay của trục dẫn và trục bị dẫn.

Khi không có dòng điện đi qua sẽ ở dạng lỏng trượt(cho phép điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi dòng điện cuộn dây NCĐ).

Nếu mô men cản của trục bị dẫn lớn sẽ dẫn đến trượt so với trục dẫn nhưng không sợ hỏng mặt quay.

Phanh hãm điện từ

Phanh hãm điện từ là cơ cấu điện từ dùng để hãm các thiết bị đang quay. Nó là bộ phận không thể thiếu của cần cẩu, thang máy hay tàu điện.

Thông thường nhất là loại phanh hãm bằng má và bằng đai, ở các loại này lực hãm và nhả được khuếch đại qua hệ thống đòn bẩy.

Ngoài ra, còn bộ đếm và bộ chọn bước điện từ.

a) b)Hình 5-22: Hình dạng chung của phanh hãm điện từa) các kiểu phanh hãm điện từ dùng để đo mô men; b) mô tả một phanh hãm điện từ(nhìn đối diện với động cơ cần đo mô men)

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask