<< Chapter < Page Chapter >> Page >

error: unbound variable - A

Biến cục bộ che biến toàn cục

Trong lập trình hàm, người ta rất hạn chế sử dụng biến, nếu thật sự cần thiết thì nên sử dụng biến cục bộ. Tuy nhiên việc khai báo biến cục bộ trong hàm LET gây khó khăn cho việc viết chương trình hơn là sử dụng biến toàn cục. Để khắc phục tình trạng này, ta sẽ kết hợp cả hai hàm LET và SETQ để sử dụng biến cục bộ che biến toàn cục. Cách làm như sau:

  • Trong phần gán trị cho biến của LET ta tạo ra một biến và gán cho nó một giá trị bất kỳ, chẳng hạn số 0.
  • Trong phần định trị các biểu thức, ta có thể sử dụng SETQ để gán trị cho biến đã tạo ra ở trên, biến này sẽ là một biến cục bộ chứ không còn là toàn cục nữa.
  • Cụ thể chúng ta có thể viết:

(LET ( (var E1)…..)

…….

(SETQ var E2)

……

)

Với cách làm này thì biến var trong hàm SETQ sẽ trở thành biến cục bộ.

Ví dụ: Giả sử ta đã định nghĩa được hàm (ptb2 a b c), giải phương trình bậc hai ax2+bx+c = 0. Bây giờ ta viết hàm (giai_ptb2) cho phép nhập các hệ số a, b, c từ bàn phím và gọi hàm (ptb2 a b c) để thực hiện việc giải phương trình. Có hai phương pháp để viết hàm này.

Phương pháp 1: dùng các biến toàn cục a, b, c

(defun giai_ptb2 ()

(progn

(print “Chương trình giải phương trình bậc hai“)

(princ “Nhập hệ số a: “) (setq a (read))

(princ “Nhập hệ số b: “) (setq b (read))

(princ “Nhập hệ số c: “) (setq c (read))

(ptb2 a b c)

)

)

Sau khi thực hiện chương trình này, thì các biến toàn cục a, b và c vẫn còn.

Phương pháp 2: dùng các biến cục bộ d, e, f

(defun giai_ptb2 ()

(let ((d 0) (e 0) (f 0))

(print “Chương trình giải phương trình bậc hai“)

(princ “Nhập hệ số a: “) (setq d (read))

(princ “Nhập hệ số b: “) (setq e (read))

(princ “Nhập hệ số c: “) (setq f (read))

(ptb2 d e f)

)

)

Sau khi thực hiện chương trình này, thì các biến cục bộ d, e và f được giải phóng.

Hướng dẫn sử dụng lisp

Sử dụng xlisp

XLISP là một trình thông dịch, chạy dưới hệ điều hành Windows. Chỉ cần chép tập tin thực thi XLISP.EXE có dung lượng 288Kb vào máy tính của bạn là có thể thực hiện được.

Để thực hiện các hàm, chỉ cần gõ trực tiếp hàm đó vào sau dấu chờ lệnh (>) của XLISP. Trong trường hợp không có dấu chờ lệnh, hãy dùng menu Run/Top level hoặc Ctrl-C để làm xuất hiện dấu chờ lệnh.

Việc định nghĩa một hàm cũng có thể gõ trực tiếp vào sau dấu chờ lệnh. Tuy nhiên cách làm này sẽ khó sửa chữa hàm đó và do vậy ta thường định nghĩa các hàm trong một tập tin chương trình, sau đó nạp vào cho XLISP để sử dụng.

Ta có thể lưu trữ lại tình trạng làm việc hiện hành vào trong tập tin .WKS bằng cách dùng menu File/Save workspace và sau đó có thể khôi phục lại bằng cách dùng menu File/Restore workspace.

Soạn thảo tập tin chương trình

Do XLISP không có công cụ để soạn thảo chương trình nên ta có thể sử dụng Notepad để soạn thảo tập tin chương trình.

Trong một tập tin chương trình ta có thể định nghĩa nhiều hàm.

Lưu tập tin chương trình có tên theo quy định của DOS (8.3) với phần mở rộng .LSP và để trong cặp dấu nháy kép.

Nạp hàm tự định nghĩa cho xlisp

Có hai phương pháp để nạp các hàm tự định nghĩa cho XLISP:

  • Phương pháp 1: Copy và dán khối
  • Trong Notepad, đánh dấu khối một hàm tự định nghĩa và copy khối (Edit/Copy hoặc Ctrl-C).
  • Trong XLISP, dán khối tại dấu chờ lệnh (Edit/Paste hoặc Ctrl-Ins).
  • Với phương pháp này thì khi viết các hàm, không nên viết một dòng lệnh quá dài.
  • Nếu khối hàm dán vào không có lỗi thì tên hàm sẽ xuất hiện và ta có thể sử dụng được hàm đó.
  • Phương pháp này rất phù hợp với việc kiểm thử từng hàm.
  • Phương pháp 2: Mở tập tin chương trình
  • Trong XLISP, sử dụng menu File-Open/Load để mở tập tin chương trình chứa các hàm đã được viết và lưu trữ bởi Notepad. Chúng ta cũng có thể sử dụng hàm (LOAD<tên tập tin>) để mở tập tin chương trình.
  • Nếu việc mở thành công thì có thể gọi thực hiện bất kỳ hàm nào đã có trong tập tin chương trình.
  • Nếu có một hàm viết sai dấu ngoặc thì việc mở tập tin sẽ thất bại và do đó ta không thể dùng bất kỳ hàm nào trong tập tin đó.
  • Phương pháp này thích hợp với việc nạp nhiều hàm đã được kiểm chứng trong một tập tin chương trình để sử dụng.

Một số thông báo lỗi thường gặp

  • Unbound function: Hàm không có.
  • Bad function: Hàm sai.
  • Too many arguments: Thừa tham số.
  • Too few arguments: Thiếu tham số.
  • Misplaced close paren: Thừa dấu ngoặc đóng/ Thiếu dấu ngoặc mở.
  • EOF reached beore expression end: Thừa dấu ngoặc mở/ Thiếu dấu ngoặc đóng.
  • Not a number: Đối số của hàm phải là một số.
  • Bad argument type: Kiểu của tham số sai.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Ngôn ngữ lập trình. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10783/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?

Ask