<< Chapter < Page Chapter >> Page >

 Giảm bớt lượng dụng cụ phụ tùng: loại dự trữ này tồn tại do nhu cầu duy trì và bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị. Nhu cầu này tương đối khó xác định một cách chính xác.

 Giảm thành phẩm dự trữ: sự tồn tại của sự dự trữ này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm nhất định. Do đó, nếu chúng ta dự báo chính xác nhu cầu của khách hàng sẽ làm giảm được loại dự trữ này.

Ngoài ra, để đạt được lượng dự trữ đúng thời điểm, nhà quản trị cần tìm cách giảm bớt các sự cố, giảm bớt sự biến đổi ẩn nấp bên trong, đây là một công việc cực kỳ quan trọng trong quản trị sản xuất. Vấn đề cơ bản để đạt được yêu cầu đúng thời điểm trong quản trị sản xuất là sản xuất những lô hàng nhỏ theo tiêu chuẩn định trước. Chính việc giảm bớt kích thước các lô hàng là một biện pháp hỗ trợ cơ bản trong việc giảm lượng dự trữ và chi phí hàng dự trữ.

Khi mức tiêu dùng không thay đổi thì lượng dự trữ trung bình được xác định như sau:

Læåüng dæû træî trung bçnh ( Q ¯ ) = Læåüng dæû træî täúi âa ( Q max ) + Læåüng dæû træî täúi thiãøu ( Q min ) 2 size 12{"Læåüng dæû træî trung bçnh " \( {overline {Q}} \) = { {"Læåüng dæû træî täúi âa " \( Q rSub { size 8{"max"} } \) +" Læåüng dæû træî täúi thiãøu " \( Q rSub { size 8{"min"} } \) } over {2} } } {}

Một trong những giải pháp để giảm đến mức thấp nhất lượng dự trữ (cung ứng đúng thời điểm) là chỉ chuyển lượng dự trữ đến nơi có nhu cầu thực sự, không đưa đến nơi chưa có nhu cầu.

Các mô hình tồn kho.

Hệ thống lượng đặt hàng cố định thiết lập các đơn hàng với cùng số lượng cho một loại vật liệu khi vật liệu đó được đặt hàng. Lượng tồn kho giảm cho đến mức giới hạn nào đó sẽ được tiến hành đặt hàng, tại thời điểm đó lượng hàng còn lại được tính bằng cách ước lượng số lượng vật liệu mong đợi được sử dụng giữa thời gian chúng ta đặt hàng đến khi nhận được lô hàng khác của loại vật liệu này.

Việc kiểm tra tồn kho đơn giản nhất là ứng dụng kiểu hệ thống hai ngăn. Trong kiểu hệ thống hai ngăn, từng loại vật liệu được giữ trong hai ngăn của nhà kho. Khi sử dụng, vật liệu ở ngăn lớn được xài cho đến hết, thời điểm này đơn hàng mới được gửi đi và ngay lúc vật liệu trong ngăn nhỏ được sử dụng hết, tức là lượng tồn kho đã đủ xài cho đến khi nhận được vật tư mới, khi đó cả hai ngăn vật liệu đều đầy và chu kỳ lặp lại.

Quyết định chủ yếu của hệ thống lượng đặt hàng cố định là xác định số lượng hàng cần đặt cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu? và khi nào thì tiến hành đặt hàng lại?

Khi các nhà quản trị tác nghiệp phải quyết định số lượng của một vật liệu để đặt hàng trong hệ thống đặt hàng cố định, không có công thức đơn giản nào áp dụng cho mọi tình huống. Chúng ta khảo sát ở đây ước lượng tối ưu đơn hàng theo 3 kiểu tồn kho.

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (eoqeconomic order quantity)

Với những giả thiết dưới đây, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ có dạng:

Sơ đồ 7.2a: mô hình eoq

Các giả thiết để áp dụng mô hình:

 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm (D) được xác định và ở mức đều;

 Chi phí đặt hàng (S) và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng;

 Chi phí tồn trữ (H) là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho.

 Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí;

 Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao cùng thời điểm;

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương. OpenStax CNX. Aug 06, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10881/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?

Ask