<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Mô hình xác định là đơn giản và nhanh. Nó cho các con số chính xác, cho phép các giải thuật được so sánh với nhau. Tuy nhiên, nó đòi hỏi các số đầu vào chính xác và các trả lời của nó chỉ áp dụng cho những trường hợp đó. Việc dùng chủ yếu của mô hình xác định là mô tả giải thuật định thời và cung cấp các thí dụ. Trong các trường hợp, chúng ta đang chạy cùng các chương trình lặp đi lặp lại và có thể đo các yêu cầu xử lý của chương trình một cách chính xác, chúng ta có thể dùng mô hình xác định để chọn giải thuật định thời. Qua tập hợp các thí dụ, mô hình xác định có thể hiển thị khuynh hướng được phân tích và chứng minh riêng. Thí dụ, có thể chứng minh rằng đối với môi trường được mô tả (tất cả quá trình và thời gian của chúng sẳn dùng tại thời điểm 0), chính sách SJF sẽ luôn cho kết quả thời gian chờ đợi là nhỏ nhất.

Tuy nhiên, nhìn chung mô hình xác định quá cụ thể và yêu cầu tri thức quá chính xác để sử dụng nó một cách có ích.

Mô hình hàng đợi

Các quá trình được chạy trên nhiều hệ thống khác nhau từ ngày này sang ngày khác vì thế không có tập hợp quá trình tĩnh (và thời gian) để dùng cho mô hình xác định. Tuy nhiên, những gì có thể được xác định là sự phân bổ chu kỳ CPU và I/O. Sự phân bổ này có thể được đo và sau đó được tính xấp xỉ hay ước lượng đơn giản. Kết quả là một công thức toán mô tả xác suất của một chu kỳ CPU cụ thể. Thông thường, sự phân bổ này là hàm mũ và được mô tả bởi giá trị trung bình của nó. Tương tự, sự phân bổ thời gian khi các quá trình đến trong hệ thống-phân bổ thời gian đến-phải được cho.

Hệ thống máy tính được mô tả như một mạng các server. Mỗi server có một hàng đợi cho các quá trình. CPU là một server với hàng đợi sẳn sàng của nó, như là một hệ thống nhập/xuất với các hàng đợi thiết bị. Biết tốc độ đến và tốc độ phục vụ, chúng ta có thể tính khả năng sử dụng, chiều dài hàng đợi trung bình, thời gian chờ trung bình,..Lĩnh vực nghiên cứu này được gọi là phân tích mạng hàng đợi (queueing-network analysis).

Thí dụ, gọi n là chiều dài hàng đợi trung bình (ngoại trừ các quá trình đang được phục vụ), gọi W là thời gian chờ đợi trung bình trong hàng đợi và λ là tốc độ đến trung bình cho các quá trình mới trong hàng đợi (chẳng hạn 3 quá trình trên giây). Sau đó, chúng ta mong đợi trong suốt thời gian W một quá trình chờ, λ x W các quá trình mới sẽ đến trong hàng đợi. Nếu hệ thống ở trong trạng thái đều đặn thì số lượng quá trình rời hàng đợi phải bằng số lượng quá trình đến. Do đó,

n = λ x W

Công thức này được gọi là công thức Little. Công thức Little là đặc biệt có ích vì nó phù hợp cho bất cứ giải thuật định thời và sự phân bổ các quá trình đến.

Chúng ta sử dụng công thức Little để tính một trong ba biến, nếu chúng ta biết hai biến khác. Thí dụ, nếu chúng ta biết có 7 quá trình đến mỗi giây (trung bình) và thường có 14 quá trình trong hàng đợi thì chúng ta có thể tính thời gian chờ đợi trung bình trên mỗi quá trình là 2 giây.

Phân tích hàng đợi có thể có ích trong việc so sánh các giải thuật định thời nhưng nó cũng có một số giới hạn. Hiện nay, các loại giải thuật và sự phân bổ được quản lý là tương đối giới hạn. Tính toán của các giải thuật phức tạp và sự phân bổ là rất khó để thực hiện. Do đó, phân bổ đến và phục vụ thường được định nghĩa không thực tế, nhưng dễ hướng dẫn về mặt tính toán. Thông thường cần thực hiện một số giả định độc lập có thể không chính xác. Do đó, để chúng sẽ có thể tính câu trả lời, các mô hình hàng đợi thường chỉ xấp xỉ hệ thống thật. Vì thế, độ chính xác của các kết quả tính toán có thể là sự nghi vấn.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ điều hành. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10843/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?

Ask