<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Ví dụ xét một thông số kết cấu S nào đó, (hình 8.1) tùy theo điều kiện sử dụng thông số này sẽ thay đổi theo các đường cong khác nhau (đường gạch gạch), giá trị trung bình của sự thay đổi biểu diễn bằng đường nét liền. Nếu tìm thông số kết cấu S sau một quãng đường l thì trị số đó sẽ nằm trong vùng S’ - S’’ và sự phân bố đó tuân theo qui luật Gauss (đường 1). Ta gọi giá trị giới hạn của thông số kết cấu là Sn thì hành trình phát sinh sự cố sẽ là l’ - l’’, sự phân bố cũng theo qui luật Gauss (đường 2). Hành trình không phát sinh sự cố sẽ là l với độ khuếch tán là (-l1,+l2).

Đặc điểm cơ bản của độ bền xe ô tô từ khi sử dụng đến khi bắt đầu xuất hiện sự cố đầu tiên là xác suất của sự làm việc tốt trong quãng hành trình công tác hoặc trong điều kiện vận hành cụ thể nào đó, có nghĩa là độ bền được xác định như xác suất trong hành trình đó không hề phát sinh ra một hư hỏng, một sự cố nào có trị số lớn hơn trị số cho trước nào đó.

Xác suất của hành trình hoạt động tốt của phương tiện cho tới khi phát sinh sự cố đầu tiên được biểu thị bằng biểu thức:

p ( l ) = p ( L > l ) size 12{p \( l \) =p \( L>l \) } {}

l- là hành trình hoạt động của phương tiện.

Hành trình không phát sinh sự cố ngẫu nhiên L là hành trình hoạt động cho tới khi có biểu hiện hư hỏng. Ví dụ với một tổng thành nào đó với một hành trình xác định khi p(l)=0,8 có nghĩa là chỉ có 80% tổng thành giữ được không hư hỏng trong khoảng hành trình đó.

Xác suất p(l) được gọi là hàm độ tin cậy và có các tính chất sau:

0p(l) 1 sau một thời gian sử dụng do thông số kết cấu thay đổi, độ bền giảm đi.

p(l=0) = 1, khi bắt đầu sử dụng phương tiện còn tốt.

p(l) = 0, khi sử dụng quá lâu (l tiến tới ), tổng thành hư hỏng hoàn toàn, hết độ tin cậy.

p(l) là hàm giảm đều theo thời gian sử dụng hay quãng đường (trừ trường hợp xảy ra tai nạn hoặc khi không chấp hành đúng các qui định bảo dưỡng kỹ thuật). hàm độ tin cậy có thể có thể biểu diễn bằng công thức toán học như sau:

p ( l ) = 1 i = 1 i = Δl i Δn i N o size 12{p \( l \) =1 - { { Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{i=Δl rSub { size 6{i} } } } {Δn rSub { size 8{i} } } } over {N rSub {o} } } } {} (8.1)

N0 - là số lượng ô tô, tổng thành hoạt động không xảy ra sự cố trong giới hạn hành trình qui định.

ni - số tổng thành bị hư hỏng trong khoảng hành trình li.

l - hành trình làm việc không có xảy ra sự cố.

i - số thứ tự quãng khảo sát.

Đối với các cụm tổng thành của ô tô còn tiếp tục được sử dụng sau khi đã được sửa chữa hết các hư hỏng thì độ tin cậy của nó được đánh giá bằng khoảng hành trình hoạt động giữa hai lần phát sinh sự cố, khi xác định người ta thường lấy trị số hành trình trung bình giữa hai lần sự cố Lcp theo số liệu thống kê của từng loại xe. Cần khẳng định rằng từng cụm, tổng thành riêng biệt thì có độ tin cậy khác nhau.

Hành trình trung bình giữa hai lần sự cố có thể tính toán theo công thức sau:

L cp = L N i = 1 i = N 1 Δn i size 12{L rSub { size 8{ ital "cp"} } = { {L} over {N} } Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{i=N} } { { {1} over {Δn rSub { size 8{i} } } } } } {} (8.2)

N- Tổng số đối tượng được khảo sát.

ni - Số lượng các hư hỏng của đối tượng thứ i phát sinh ra trong hành trình L.

Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán

Chẩn đoán là một quá trình lôgíc nhận và phân tích các tin truyền đến người tiến hành chẩn đoán từ các thiết bị sử dụng chẩn đoán để tìm ra các hư hỏng của đối tượng (xe, tổng thành máy, hộp số, gầm v.v…).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask