<< Chapter < Page Chapter >> Page >
STT Vật liệu Khối lượng riêng, kg/m3 Hệ số dẫn nhiệt W/m.oC
123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839 I- VẬT LIỆU AMIĂNGTấm và bản ximăng amiăngTấm cách nhiệt ximăng amiăngTấm cách nhiệt ximăng amiăngII- BÊ TÔNGBê tông cốt thépBê tông đá dămBê tông gạch vỡBê tông xỉBê tông bột hấp hơi nóngBê tông bọt hấp hơi nóngTấm thạch cao ốp mặt tườngTấm và miếng thạch cao nguyên chấtIII- VẬT LIỆU ĐẤTGạch mộcIV- MẢNG GẠCH XÂY ĐẶCGạch thông thường với vữa nặngGạch rỗng (=1300), xây vữa nhẹ (=1400)Gạch nhiều lỗ xây vữa nặngV- VẬT LIỆU TRÁT VÀ VỮAVữa xi măng và vữa trát xi măngVữa tam hợp và vữa trát tam hợpVữa vôi trát mặt ngoàiVữa vôi trát mặt trongTấm ốp mặt ngoài bằng thạch caoTấm sợi gỗ cứng ốp mặtVI- VẬT LIỆU CUỘNGiấy cactông thườngGiấy tẩm dầu thông nhựa đường bitum hay hắc ínThảm bông dùng tronh nhàThảm bông khoáng chấtVII- VẬT LIỆU THUỶ TINHKính cửa sổSợi thuỷ tinhThuỷ tinh hơi và thuỷ tinh bọtThuỷ tinh hơi và thuỷ tinh bọtVIII- VẬT LIỆU GỖGổ thông, tùng ngang thớMùn cưaGỗ dánTấm bằng sợi gỗ épTấm bằng sợi gỗ épTấm bằng sợi gỗ épTấm gỗ mềm (lie)IX- VẬT LIỆU KHÁCTấm silicat bề mặt in hoa và tấm ximăng silicat in hoaTấm silicat bề mặt in hoa và tấm ximăng silicat in hoaTấm silicat bề mặt in hoa và tấm ximăng silicat in hoa 190050030024002200180015001000400100010001600180013501300180017001600160010007007006001502002500200500300550250600600250150250600400250 0,3490,1280,0931,5471,2790,8720,6980,3950,1510,2330,4070,6980,8140,5810,5230,9300,8720,8720,6980,2330,2330,1740,1740,0580,0690,7560,0580,1630,1160,1740,0930,1740,1630,0760,0580,0690,2330,1630,116

Nhiệt truyền qua nền đất q82

Để tính nhiệt truyền qua nền người ta chia nền thành 4 dãi, mỗi dãi có bề rộng 2m như hình vẽ 3-1.

Theo cách phân chia này

- Dải I : k1 = 0,5 W/m2.oC, F1 = 4.(a+b)

- Dải II : k2 = 0,2 W/m2.oC, F2 = 4.(a+b) - 48

- Dải III : k3 = 0,1 W/m2.oC, F3 = 4.(a+b) - 80

- Dải IV : k4 = 0,07 W/m2.oC, F4 = (a-12)(b-12)

Khi tính diện tích các dải, dải I ở các góc được tính 2 lần vì ở các góc nhiệt có thể truyền ra bên ngoài theo 2 hướng

- Khi diện tích phòng nhỏ hơn 48m2 thì có thể coi toàn bộ là dải I

- Khi chia phân dải nếu không đủ cho 4 dải thì ưu tiên từ 1 đến 4. Ví dụ chỉ chia được 3 dải thì coi dải ngoài cùng là dải I, tiếp theo là dải II và III.

Tổn thất nhiệt qua nền do truyền nhiệt

Q82 = (k1.F1 + k2.F2 + k3.F3 + k4.F4).(tN - tT)(3-41)

Hình 3.1 : Cách phân chia dãi nền

Tổng lượng nhiệt thừa qt

Q T = i = 1 8 Q , , kW size 12{Q rSub { size 8{T} } = Sum rSub { size 8{i=1} } rSup { size 8{8} } {Q rSub { size 8{,} } , ital "kW"} } {} (3-42)Tổng nhiệt thừa của phòng :

Nhiệt thừa QT được sử dụng để xác định năng suất lạnh của bộ xử lý không khí trong chương 4. Không nên nhầm lẫn khi cho rằng nhiệt thừa QT chính là năng suất lạnh của bộ xử lý không khí .

Tổng nhiệt thừa của phòng QT gồm nhiệt hiện Qhf và nhiệt ẩn Qwf của phòng.

- Tổng nhiệt hiện của phòng :

Qhf = Q1 + Q2 + Q3h + Q4h + Q5 + Q6 + Q7h + Q8

- Tổng nhiệt ẩn của phòng :

Qwf = Q3w + Q4w + Q7w

Như đã trình bày ở trên , trường hợp không gian khảo sát là nhà hàng thì bình quân mỗi người cộng thêm 20W do thức ăn toả ra , trong đó 10W là nhiệt hiện và 10w là nhiệt ẩn.

Xác định lượng ẩm thừa wt

Lượng ẩm do người tỏa ra w1

Lượng ẩm do người tỏa ra được xác định theo công thức sau :

W1 = n.gn , kg/s(3-43)

n - Số người trong phòng.

gn - Lượng ẩm do 01 người tỏa ra trong phòng trong một đơn vị thời gian, kg/s

Lượng ẩm do 01 người toả ra gn phụ thuộc vào cường độ lao động và nhiệt độ phòng. Trị số gn có thể tra cứu theo bảng 3.16 dưới đây :

Bảng 3.16 : Lượng ẩm do người tỏa ra, g/giờ,người

Trạng thái lao động
Nhiệt độ không khí trong phòng, oC
10 15 20 25 30 35
Trẻ em dưới 12 tuổi 15 18 22 25 35 60 Tĩnh tại 30 40 40 50 75 115 Lao động trí học (cơ quan, trường học) 30 40 75 105 140 180 Lao động nhẹ 40 55 75 115 150 200 Lao động trung bình 70 110 140 185 230 280 Lao động nặng 135 185 240 295 355 415 Phòng ăn, khách sạn 90 90 171 165 250 Vũ trường 160 160 200 305 465

Lượng ẩm bay hơi từ các sản phẩm w2

Khi đưa các sản phẩm ướt vào phòng thì có một lượng hơi nước bốc vào phòng. Ngược lại nếu đưa sản phẩm khô thì nó sẽ hút một lượng ẩm.

W2 = G2.(y1% - y2%)/100 kg/s(3-44)

y1, y2 - Lần lượt là thủy phần của sản phẩm khi đưa vào và ra.

g2 - Lưu lượng của sản phẩm , kg/s

Thành phần ẩm thừa này chỉ có trong công nghệp

Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm w3

Khi sàn bị ướt thì một lượng hơi ẩm từ đó có thể bốc hơi vào không khí làm tăng độ ẩm của nó. Lượng hơi ẩm được tính như sau :

W3 = 0,006.Fs.(tT - tư) kg/s(3-45)

Fs - Diện tích sàn bị ướt, m2

tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt ứng với trạng thái trong phòng.

Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt được tính cho nơi thường xuyên nền nhà bị ướt như ở khu nhà giặt, nhà bếp, nhà vệ sinh . Riêng nền ướt do lau nhà thường nhất thời và không liên tục, nên khi tính lưu ý đến điểm này.

Lượng ẩm do hơi nước nóng mang vào w4

Khi trong phòng có rò rỉ hơi nóng , ví dụ như hơi từ các nồi nấu, thì cần phải tính thêm lượng hơi ẩm thoát ra từ các thiết bị này.

W4 = Gh(3-46)

Lượng ẩm thừa wt

W T = i = 1 4 W i , kg / s size 12{W rSub { size 8{T} } = Sum cSub { size 8{i=1} } cSup { size 8{4} } {W rSub { size 8{i} } , ital "kg"/s} } {} (3-47)Tổng tất các nguồn ẩm toả ra trong phòng gọi là lượng ẩm thừa

Nhiệt thừa WT được sử dụng để xác định năng suất làm khô của thiết bị xử lý không khí ở chương 4.

Kiểm tra đọng sương trên vách

Như đã biết khi nhiệt độ vách tW thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí tiếp xúc với nó thì sẽ xãy ra hiện tượng đọng sương trên vách đó. Tuy nhiên do xác định nhiệt độ vách khó nên người ta quy điều kiện đọng sương về dạng khác.

* Về mùa he : Mùa hè ta thực hiện chế độ điều hòa (làm lạnh), nhiệt độ bên ngoài lớn hơn nhiệt độ bên trong:

Khi đó tTW>tT>tTs , như vậyvách trong không thể xãy ra hiện tượng đọng sương.

Gọi tNs là nhiệt độ đọng sương vách ngoài ta có điều kiện đọng sương:

tNs>tNW

Theo phương trình truyền nhiệt ta có

k.(tN - tT) = N.(tN - tNW)

hay:

k =  N.(tN - tNW)/ (tN - tT)

Khi giảm tNW thì k tăng, khi giảm tới tNs thì trên tường đọng sương, khi đó ta được giá trị kmax

kmax =  N.(tN - tNs )/ (tN - tT)

Điều kiện đọng sương được viết lại:

kmax =  N.(tN - tNs )/ (tN - tT)>k(3-48)

* Về mùa đông : Về mùa đông lý luận tương tự trên ta thấy nếu xãy ra động sương thì chỉ có thể xãy ra trên vách tường trong. Khi đó điều kiện để không đọng sương trên vách trong là:

kmax =  T.(tT - tTs )/ (tT - tN)>k(3-49)

*

*****

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình điều hòa không khí và thông gió. OpenStax CNX. Jul 31, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10832/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình điều hòa không khí và thông gió' conversation and receive update notifications?

Ask