<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Bộ nhớ
R3(R3 chỉ tới địa chỉ này) Ô nhớ này chứađịa chỉ toán hạng
Toán hạng

Hình II.4: Minh hoạ kiểu định vị gián tiếp (bộ nhớ)

Kiểu của toán hạng và chiều dài của toán hạng

Kiểu của toán hạng thường được đưa vào trong mã tác vụ của lệnh. Có bốn kiểu toán hạng được dùng trong các hệ thống:

  • Kiểu địa chỉ.
  • Kiểu dạng số: số nguyên, dấu chấm động,...
  • Kiểu dạng chuỗi ký tự: ASCII, EBIDEC,...
  • Kiểu dữ liệu logic: các bit, cờ,...

Tuy nhiên một số ít máy tính dùng các nhãn để xác định kiểu toán hạng.

Thông thường loại của toán hạng xác định luôn chiều dài của nó. Toán hạng thường có chiều dài là byte (8 bit), nữa từ máy tính (16 bit), từ máy tính (32 bit), từ đôi máy tính (64 bit). Đặc biệt, kiến trúc PA của hãng HP (Hewlet Packard) có khả năng tính toán với các số thập phân BCD. Một vài bộ xử lý có thể xử lý các chuỗi ký tự.

Tác vụ mà lệnh thực hiện

Bảng II.5 cho các loại tác vụ mà một máy tính có thể thực hiện. Trên tất cả máy tính ta đều thấy 3 loại đầu tiên (tính toán số học và luận lý, di chuyển số liệu, chuyển điều khiển). Tuỳ theo kiến trúc của mỗi máy tính, người ta có thể thấy 0 hoặc vài loại tác vụ trong số 5 tác vụ còn lại (hệ thống, tính toán với số có dấu chấm động, tính toán với số thập phân, tính toán trên chuỗi ký tự).

Loại tác vụ Thí dụ
Tính toán số học và luận lý Phép tính số nguyên và phép tính luận lý: cộng, trừ, AND, OR
Di chuyển số liệu Nạp số liệu, lưu giữ số liệu
Chuyển điều khiển Lệnh nhảy, lệnh vòng lặp, gọi chương trình con và trở về, ngắt quãng
Hệ thống Gọi hệ điều hành, quản lý bộ nhớ ảo
Tính số có dấu chấm động Các phép tính trên số có dấu chấm động: cộng, nhân
Tính số thập phân Các phép tính trên số thập phân: cộng, nhân, đổi từ thập phân sang ký tự
Tính toán trên chuỗi ký tự Chuyển, so sánh, tìm kiếm chuỗi ký tự
Đồ hoạ và đa phương tiện Nén và giải nén dữ liệu hình ảnh đồ hoạ (3D) và dữ liệu đa phương tiện (hình ảnh động và âm thanh)

Bảng II.5: Các tác vụ mà lệnh có thể thực hiện

Kiến trúc risc ( reduced instruction set computer)

Các kiến trúc với tập lệnh phức tạp CISC (Complex Instruction Set Computer) được nghĩ ra từ những năm 1960. Vào thời kỳ này, người ta nhận thấy các chương trình dịch khó dùng các thanh ghi, rằng các vi lệnh được thực hiện nhanh hơn các lệnh và cần thiết phải làm giảm độ dài các chương trình. Các đặc tính nầy khiến người ta ưu tiên chọn các kiểu ô nhớ - ô nhớ và ô nhớ - thanh ghi, với những lệnh phức tạp và dùng nhiều kiểu định vị. Điều này dẫn tới việc các lệnh có chiều dài thay đổi và như thế thì dùng bộ điều khiển vi chương trình là hiệu quả nhất.

Bảng II.6 cho các đặc tính của vài máy CISC tiêu biểu. Ta nhận thấy cả ba máy đều có điểm chung là có nhiều lệnh, các lệnh có chiều dài thay đổi. Nhiều cách thực hiện lệnh và nhiều vi chương trình được dùng.

Tiến bộ trong lãnh vực mạch kết (IC) và kỹ thuật dịch chương trình làm cho các nhận định trước đây phải được xem xét lại, nhất là khi đã có một khảo sát định lượng về việc dùng tập lệnh các máy CISC.

Bộ xử lý IBM 370/168 DEC 11/780 iAPX 432
Năm sản xuất 1973 1978 1982
Số lệnh 208 303 222
Bộ nhớ vi chương trình 420 KB 480 KB 64 KB
Chiều dài lệnh (tính bằng bit) 16 - 48 16 - 456 6 - 321
Kỹ thuật chế tạo ECL - MSI TTl - MSI NMOS VLSI
Cách thực hiện lệnh Thanh ghi- thanh ghiThanh ghi - bộ nhớBộ nhớ - bộ nhớ Thanh ghi - thanh ghiThanh ghi - bộ nhớBộ nhớ - bộ nhớ Ngăn xếpBộ nhớ- bộ nhớ
Dung lượng cache 64 KB 64 KB 0

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình kiến trúc máy tính. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10818/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?

Ask