<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Đặc trưng của ngành phụ này là thành lập bào tử đãm (basiospore) là bào tử giảm phân và thành lập bên ngoài cơ quan tạo bào tử gọi là ĐÃM (basidium)

Đặc tính tổng quát

1. Các loài nấm thuộc ngành phụ này sống trong đất, hoại sinh hay ký sinh. Nhóm hoại sinh gây ra triệu chứng làm mục cây..., nhóm ký sinh gây bịnh rĩ, cháy lá, mục nhà cửa....

2. Nhóm này chỉ sống trên ký chủ thực vật trong tự nhiên

3. Khuẩn ty phân nhánh, phát triển và có vách ngăn ngang, cắm sâu vào trong ký chủ để hút chất dinh dưỡng, chúng có màu cam, vàng.... khuẩn ty có sơ cấp, thứ cấp....

4. Vách tế bào cấu tạo bởi các sợi chitin và glucans với mối liên kết 1,3 và 1,6 -D-glucosyl

5. Các sợi khuẩn ty quấn chặt vào nhau tạo như một hình dáng của rễ cây (rhizomorph)

6. Sinh sản vô tính với đính bào tử, bào tử chia đốt (arthrospore), bào tử vách mỏng (oidia), đoạn khuẩn ty và mọc mầm

7. Không có cơ quan sinh dục đặc biệt, hợp nhân chỉ là sự tiếp hợp dinh dưỡng (somatogamy) hay sự tiếp tinh (spermatization)

8. Đặc tính bào tử là những đãm bào tử, chúng phát triển một ĐÃM, đãm có thể không có vách ngăn ngang (holobasidia) hay có vách ngăn ngang (phragmobasidia), luôn luôn có 4 bào tử đãm trong một đãm, mỗi đãm bào tử có một nhân và nẩy mầm ngay trong khuẩn ty đầu tiên.

9. Về mặt kinh tế, ngành phụ NẤM ĐÃM vừa gây hại vừa hữu ích với hàng triệu tấn hoa màu bị hại bị bịnh rĩ và đốm lá, chúng tấn công cả cây lương thực lẩn cây rừng nhưng có nhóm có ích như các loại nấm ăn như nấm trắng Agaricus bisporus, Volvariella volvaria với trên 300.000 tấn cung cấp cho con nguời nhưng cũng có loại nấm có độc tố.

Khuẩn ty và hợp nhân (nhân kép)

Có 3 loại khuẩn ty bậc 1, bậc 2 và bậc 3

Khuẩn ty bậc 1

Chúng phát triển từ sự nẩy mầm của một đãm bào tử, gồm những tế bào đơn nhân còn gọi là đồng nhân (homokaryon), tuy nhiên trong giai đoạn khuẩn ty đa nhân sau đó phân chia các vách ngăn ngang để thành tế bào đơn nhân; Đãm không bao giờ phát triển trên khuẩn ty bậc 1.

Khuẩn ty bậc 2 và nhân kép

Khuẩn ty bậc 2 gồm những tế bào nhân kép và phát triển bởi sự hợp nhân của 2 tế bào đơn nhân. Trong những loài dị tán, tế bào hợp nhân khi những khuẩn ty bậc 1 của những loài khác nhau nhưng ở trường hợp đồng tản (homothallic) thì sự hợp nhân xảy ra giữa hai khuẩn ty của hai khuẩn ty bậc 1. Quá trình phối hợp của khuẩn ty bậc 1 để thành khuẩn ty bậc 2 hay nhân kép gọi là nhân kép hoá (dikaryotization) hay nhị bội hoá (diploidization).

Hình 5.1. Quá trình nhân kép ở nấm Đãm (A - F), khuẩn ty thứ cấp tạo ra ĐÃM và BÀO TỬ ĐÃM (Sharma, 1998)

Nhân kép hoá trong ngành phụ Basidiomycotina có thể xảy ra từ sự hợp nhân của:

  1. tế bào dinh dưỡng của hai khuẩn ty xuất phát từ khuẩn ty bậc 1 của hai dòng khác nhau (hình 5.1)
  2. Hai đãm bào tử của hai dòng khác nhau
  3. Một bào tử vách mỏng của dòng A và một tế bào của khuẩn ty bậc 1 của dòng B
  4. Một bào tử đãm nẩy mầm và một tế bào đơn bội của một đãm
  5. Hai tế bào đơn bội của một đãm
  6. Hai đãm hình thành từ sự nẩy mầm của bào tử than (smut spore) của dòng A và dòng B

Tế bào nhân kép của khuẩn ty bậc hai phân chia để tạo ra những tế bào nhân kép từ sự phân cắt đồng thời của hai nhân; Đãm phát triển từ những tế bào nhân kép của khuẩn ty nhân kép.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình môn nấm học. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10923/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình môn nấm học' conversation and receive update notifications?

Ask