<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Sơ đồ các bi và rơle nối theo hình sao khuyết:

Dòng vào mỗi rơle bằng dòng pha. Dòng trong dây trở về bằng:

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.*** (khi không có Io)

Dây trở về (hình 1.3) cần thiết ngay trong tình trạng làm việc bình thường để đảm bảo cho BI làm việc bình thường .Trong một số trường hợp ngắn mạch giữa các pha (có Ib  0) cũng như khi ngắn mạch nhiều pha chạm đất, dây trở về cần thiết để đảm bảo cho bảo vệ tác động đúng.

Khi ngắn mạch 1 pha ở pha không đặt BI sơ đồ không làm việc do vậy sơ đồ chỉ dùng chống ngắn mạch nhiều pha.

I . R = I . a I . c size 12{ {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{R} } = {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{a} } - {I} cSup { size 8{ "." } } rSub { size 8{c} } } {}

Hình 1.2 : Sơ đồ sao hoàn toàn Hinh 1.3 : Sơ đồ sao khuyết

Sơ đồ 1 rơle nối vào hiệu dòng 2 pha (số8):

Dòng vào rơle là hiệu dòng 2 pha (hình 1.4) : 3 size 12{ sqrt {3} } {} Trong tình trạng đối xứng thì IR = ***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***Ia . Giống như sơ đồ sao khuyết, sơ đồ số 8 không làm việc khi ngắn mạch một pha N(1) đúng vào pha không đặt máy biến dòng. Tất cả các sơ đồ nói trên đều phản ứng với N(3) và ngắn mạch giữa 2 pha bất kỳ (AB, BC, CA). Vì vậy để so sánh tương đối ***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.*** Hình 1.4 : Sơ đồ số 8

giữa chúng người ta phải xét đến khả năng làm việc của bảo vệ trong một số trường hợp hư hỏng đặc biệt, hệ số độ nhạy, số lượng thiết bị cần thiết và mức độ phức tạp khi thực hiện sơ đồ.

Khả năng làm việc của các sơ đồ :

Khi chạm đất:

  • Khi chạm đất 2 pha tại 2 điểm trong các mạng điện hở có dòng chạm đất bé, ví dụ điểm chạm đất thứ nhất NB trên pha B và điểm chạm đất thứ hai NC trên pha C (hình 1.5), nếu bảo vệ của các đường dây nối theo sơ đồ sao hoàn toàn và có thời gian làm việc như nhau thì chúng sẽ tác động, cả 2 đường dây đều bị cắt ra.

Nếu các bảo vệ nối theo sơ đồ Y khuyết hay số 8 (BI đặt ở 2 pha A&C) thì chỉ có một đường dây bị cắt.

Để bảo vệ có thể tác động một cách hợp lí, BI phải đặt ở các pha cùng tên nhau (ví dụ A, C).

  • Khi xuất hiện hư hỏng trên hai đoạn kề nhau của đường dây hình tia (hình 1.6), nếu các bảo vệ nối Y hoàn toàn thì đoạn xa nguồn hơn sẽ bị cắt vì có thời gian bé hơn. Nếu nối Y khuyết hay số 8 thì đoạn gần nguồn hơn bị cắt ra , điều đó không hợp lí.

2 3 I N ( 2 ) size 12{ { {2} over { sqrt {3} } } I rSub { size 8{N} } rSup { size 8{ \( 2 \) } } } {}

Hình 1.5 : Chạm đất kép trên các đường dây khác nhau Hình 1.6 : Chạm đất kép trên hai đoạn nối tiếp nhau của đường dây

Khi ngắn mạch hai pha sau máy biến áp nối y/ hoặc /y và ngắn mạch 1 pha sau máy biến áp nối y/y0 :

Khi ngắn mạch 2 pha sau máy biến áp nối Y/-11, sự phân bố dòng hư hỏng trong các pha như trên hình 1.7 (giả thiết máy biến áp có tỷ số biến đổi n­B = 1). Dòng của 1 pha (pha B, khi ngắn mạch 2 pha ở pha A,B) bằng 1 3 I N ( 2 ) size 12{ { {1} over { sqrt {3} } } I rSub { size 8{N} } rSup { size 8{ \( 2 \) } } } {} , dòng ở hai pha kia (A và C) trùng pha nhau và bằng 1 3 I N ( 2 ) size 12{ { {1} over { sqrt {3} } } I rSub { size 8{N} } rSup { size 8{ \( 2 \) } } } {} . Đối với máy biến áp nối /Y, phân bố dòng ở các pha cũng tương tự như vậy.

Phân tích sự làm việc của các bảo vệ trong trường hợp hư hỏng nói trên ta thấy:

  • Bảo vệ nối theo sơ đồ sao hoàn toàn luôn luôn làm việc vì có dòng ngắn mạch lớn qua một trong các rơle của bảo vệ.
  • Bảo vệ nối theo sơ đồ hình sao khuyết với BI đặt ở các pha có dòng bằng ***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***thì có độ nhạy giảm đi 2 lần so với sơ đồ sao hoàn toàn.
  • Bảo vệ dùng 1 rơle nối vào hiệu dòng 2 pha trong trường hợp này sẽ không làm việc, bởi vì dòng trong nó IR = Ia - Ic = 0. Tất nhiên điều này xảy ra ở 1 trong 3 trường hợp N(2) có thể có sau máy biến áp đang xét.

Khi ngắn mạch 1 pha sau máy biến áp nối Y/Y0 ta cũng có quan hệ tương tự.

Hình 1.7: Ngắn mạch giữa 2 pha sau máy biến áp có tổ nối dây Y/­-11

Các phần tử chính của bảo vệ:

Trường hợp chung thiết bị bảo vệ rơle bao gồm các phần tử cơ bản sau : các cơ cấu chính và phần logic.

Các cơ cấu chính kiểm tra tình trạng làm việc của đối tượng được bảo vệ, thường phản ứng với các đại lượng điện. Chúng thường khởi động không chậm trễ khi tình trạng làm việc đó bị phá hủy. Như vậy các cơ cấu chính có thể ở trong hai trạng thái: khởi động và không khởi động. Hai trạng thái đó của các cơ cấu chính tương ứng với những trị số nhất định của xung tác động lên phần logic của bảo vệ.

Khi bảo vệ làm việc phần logic nhận xung từ các cơ cấu chính, tác động theo tổ hợp và thứ tự của các xung. Kết quả của tác động này hoặc là làm cho bảo vệ khởi động kèm theo việc phát xung đi cắt máy cắt và báo tín hiệu hoăc là làm cho bảo vệ không khởi động.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Bảo vệ rơ le và tự động hóa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10749/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?

Ask