<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Sự tương tác giữa sự thụ hàn và các yếu tố môi trường khác

Nhiệt độ cao

Ít nhất có ba vấn đề được khám phá trong mối liên hệ giữa sự thụ hàn và xử lý nhiệt độ cao theo sau:

  • Nhiệt độ cao trong vài ngày có thể dưới một vài tình huống sẽ làm hủy bỏ hiệu quả của việc thụ hàn trước đó.
  • Chỉ có nhiệt độ cao thì không có hiệu quả việc loại bỏ sự thụ hàn, nhưng nếu liên kết với ánh sáng thấp thay đổi liên tục hoặc trong tối như trên cây đậu, Chrysanthenum.
  • Chưa phát hiện sự loại bỏ hiệu quả của sự thụ hàn bởi nhiệt độ cao đối với những loài ít.

Nhiệt độ cao có tác dụng loại bỏ hiệu quả của sự thụ hàn trong khoảng từ 25-40 oC. Nhiệt độ từ 18-25 oC cũng có thể có hiệu quả. Nhiệt độ thụ hàn và loại bỏ sự thụ hàn được tách riêng biệt và trong một vài loại cây khoảng cách rất nhỏ, như 13-15oC ở cây Petkus, 17-18oC ở cây củ cải đường. Phạm vi của sự thụ hàn tăng với thời gian xử lý nhiệt, ít nhất tới một giới hạn nào đó thí dụ như một vài ngày ở 30-35 oC đối với cây ngũ cốc mùa đông.

Ngoài hiệu quả bất lợi, nhiệt độ cao có thể thúc đẩy sự ra hoa trên một vài loài cây đòi hỏi nhiệt độ thấp như trường hợp cây scrofularia alata được mô tả là ra hoa hoặc là sau 6 tuần trong điều kiện 3oC hoặc sau 3 tuần trong điều kiện 32/27oC. Nhưng ở 17oC thì cây vẫn giữ nguyên tình trạng sinh trưởng. Trong trường hợp nầy nhiệt độ cao có thể hoàn toàn thay thế cho sự thụ hàn.

Điều kiện ánh sáng

Điều kiện ánh sáng phổ biến trước, trong hoặc sau thời kỳ thụ hàn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của sự thụ hàn. Những sự tương tác nầy rất phức tạp và thay đổi khác nhau.

  • Trước khi thụ hàn: Điều kiện ánh sáng tốt như cường độ ánh sáng cao và/hoặc ngày dài thuờng có ảnh hưởng thúc đẩy đáng kể trên cây hai năm và cây đa niên. Tình trạng dinh dưỡng tốt của cây là những điều kiện tốt cho sự thụ hàn
  • Thụ hàn trong điều kiện ngày ngắn: Trong một vài loại cây đòi hỏi nhiệt độ thấp cho sự ra hoa thì sự kết hợp của nhiệt độ thấp với ngày ngắn rõ ràng có hiệu quả thích hợp. Sự tương tác giữa nhiệt độ thấp và ngày ngắn thì rất khó và rất phức tạp. Thường sự tương tác nầy rơi vào 2 trường hợp:

(1) Ngày ngắn có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho nhiệt độ thấp,

(2) Đòi hỏi cả hai yếu tố ngày ngắn và nhiệt độ thấp.

Sau khi thụ hàn

Đa số cây đòi hỏi nhiệt độ thấp cũng đòi hỏi quang kỳ dài sau giai đoạn thụ hàn. Yêu cầu quang chu kỳ của cây được thay đổi rõ rệt sau khi cảm ứng nhiệt. Ở một số cây, cảm ứng nhiệt có thể làm giảm yêu cầu ngày dài. Trường hợp cây hai năm cỏ ba lá ngọt-sweet clover (Melilotus offcinalis) là một thí dụ minh họa cụ thể cho trường hợp nầy. Sau khi thụ hàn ở 7oC trong 4 tuần, cây ra hoa trong điều kiện có số giờ chiếu sáng trong ngày là 13 giờ hay hơn nhưng trái lại cây không được thụ hàn chỉ ra hoa trong điều kiện có quang chu kỳ 20 giờ hay nhiều hơn. Trường hợp của cây Melilotus có lẽ không phải là ngoại lệ và nhiều cây ngày dài như vậy có thể trở thành cây trung tính khi thụ hàn.

Bảng 3.3 Sự tương tác giữa sự thụ hàn và quang kỳ trên cây Melilotus offcinalis

Nhiệt độ thụ hàn* (oC)
Ngày ra hoa
Chu kỳ sáng** (giờ)
13 15 17
7 81 78 63 10 - - 75 15 - - 88 20 - - - * Thụ hàn 4 tuần.** Chu kỳ sáng ở 20 oC- Cây tiếp tục sinh trưởng ở cuối thí nghiệm

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask